Hiển thị các bài đăng có nhãn Chương 3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chương 3. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Ai nói cái đẹp là ở bên trong chứ không ở bên ngoài? Vớ vẩn!


TỐT GỖ HƠN TỐT NƯỚC SƠN

NHƯNG NƯỚC SƠN ĐƯỢC SƠN LÊN TỪ GỖ

VẬY NÊN NƯỚC SƠN XẤU

MÀ MÃI VẪN XẤU NHƯ THẾ

THÌ KHÔNG PHẢI LÀ DO ÔNG TRỜI BẤT CÔNG

MÀ CHỈ CÓ THỂ LÀ DO GỖ
 
DO KHÔNG BIẾT NỖ LỰC, THAY ĐỔI MÀ THÔI



Nếu ai xem mấy phim ngôn tình thì biết có một số phim sẽ có tuyến nhân vật kiểu : Nữ xấu yêu nam xinh, cả hai thành đôi... blah... blahh... Hay ở ngoài đời cũng vậy, cũng kiểu cặp đôi đũa lệch hay mấy bà "happy pola" nằm mơ nằm mộng đủ các kiểu... hoặc điển hình nhất là câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", hay là giả vờ làm ăn xin và cái kết... vậy nên cũng có những người dần hình thành một định kiến rằng : Muốn tìm hiểu, làm ăn hay yêu một ai đó, trước tiên là phải xét về nhân phẩm, xong mới đến ngoại hình.

Tuy nhiên theo tôi, điều này lại khá là vô lý, thậm chí là phản khoa học. Vì sao? Vì đôi mắt chúng ta sinh ra là để nhìn, để ngắm cái đẹp. Cho nên nếu có ai cố sống cố chết để theo đuổi một "happy pola" thì một là họ có vấn đề, hai là họ chỉ đang lợi dụng mà thôi.

Các cụ nói xưa cấm có sai : "Cái răng cái tóc là góc con người", "một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ", nếu có sắc đẹp, sẽ là một thế mạnh cho bạn.

Nghe có vẻ rất thực dụng nhưng đó lại là sự thật, ai mà chẳng nói "cái nết đánh chết cái đẹp", nhưng ở đây nghĩa là người đẹp thì hỏng, còn người xấu thì nết, mà không phải ai cũng như vậy. 
 
Vậy thì vì sao? 
Vì thứ nhất : Cái đẹp bên ngoài thể hiện giá trị bên trong của bạn, bạn tốt đẹp hay xấu xa đều thể hiện tất tần tật ra ngoài hết. Có thể hiểu nôm na là "tính cách nên tướng mạo". Cho nên nếu bạn sinh ra đã xấu rồi, mà sau 30 tuổi, bạn vẫn như chí phèo thị nở, thế thì lỗi không phải ở ông trời, mà là do bạn lười, không biết làm đẹp.
Thứ hai : Mọi người đều có ấn tượng đầu tiên về vẻ bề ngoài, chứ không phải bên trong, vì trong là ẩn nên họ không thể nhìn thấy được. Liên hệ với điều thứ nhất thì  ấn tượng ngoại hình ban đầu còn ám chỉ tính cách của bạn. Cho nên, gì thì gì thì cứ phải đẹp, đẹp thì mới nên nết được.  Chỉ khi đó họ mới có đủ kiên nhẫn để tìm hiểu về bạn, chứ chẳng ai rảnh đâu!

Vậy cho nên bạn đừng nghĩ bạn xấu mà sẽ có nhiều người yêu. Vì thực tế đó là một suy nghĩ rất ích kỉ. Chỉ vì bản thân, nỗi sợ, cái tôi của mình mà bạn không chịu thay đổi vì người khác, thì đừng có mà đòi người khác theo đuổi hay làm ăn. Vì quy tắc ngầm luôn có trong mọi mối quan hệ chính là : TÔN TRỌNG LẪN NHAU. Bạn hiểu chứ?

Nói chung lại, không phải ai xinh ra cũng đẹp, nhưng họ biết nỗ lực, thay đổi bản thân, còn bạn xấu mà bạn vẫn lười, không thay đổi chính mình thì chẳng phải tại ai hết chỉ có thể là do bạn mà thôi, nênnếu bạn cứ ghen tị với những người biết điều hòa sức khỏe, vóc dáng khỏe khoắn mà không biết sửa đổi bản thân mình, thì chỉ có trời mới cứu rỗi được thôi, hoặc trừ khi họ bị méo mó về cách nhìn nhận cái đẹp (không kì thị gì đâu)
Hỡi các bạn của tôi ơi, hãy ngồi dậy vươn vai hít thở đi, đừng chồng chờ vào người trong mộng nữa!

Không thì bảo dân trí thấp lại tự ái...=))

MỤC TIẾP THEO : MỤC 10 : KHÔNG VÌ NGƯỜI MÀ THAY ĐỔI MÌNH

@Nguyễn Minh

Hận người không hại mình


BẠN CÓ THỂ HẬN

CŨNG CÓ THỂ THƯƠNG

NHƯNG SUY CHO CÙNG

BẠN MUỐN THẾ NÀO CŨNG PHẢI

NHƯNG CHỈ CẦN

BẠN ĐỪNG KHỔ VÌ NÓ LÀ ĐƯỢC



Có bài viết tôi đã nói với các bạn rằng : "Lùi lại để cho đi, lùi lại để tha thứ" nhưng cũng có bài viết nói rằng : "Không được tha thứ một cách mù quáng". Vậy rốt cuộc ý tôi là như thế nào? 

Tuy nói là phải biết tha thứ, nhưng không ít việc chúng ta không thể tha thứ nổi, cũng như có những việc tưởng nhỏ bên ngoài mà lớn bên trong. Nhưng cũng có những việc nếu không tha thứ thì chỉ khiến bản thân thêm khổ lụy. Vậy cuối cùng, phải làm thế nào? Phải nghe theo tha thứ? Hay không tha thứ?

Hãy nghe tôi kể về một câu chuyện dưới đây : 
Có hai người bạn, A và B. Cả hai người đều vào xin việc trong một công ty, nhưng đều bị người tuyển vào gây khó dễ, mặc dù cả hai đều có năng lực rất tốt, thi bằng cử thạc sĩ, tiến sĩ, thế là cuối cùng họ không được nhận vào. Người bạn B rất hận công ty vì đối xử bất công với mình, thế là ngày đêm luôn tìm cách nói xấu, bôi nhọ công ty, cuối cùng bị công ty kiện ngược lại, thế là vào tù. Còn người bạn A sau khi không vào được đã hạ quyết tâm xuống, ngày đêm rèn luyện kiến thức, và các buổi sau đó, A đã làm rất tốt, công vụ thăng chức ào ào trong công ty, mới 5 năm mà đã lên chức phó tổng giám đốc.

Qua đó ta có thể thấy, B qua hận thù mà càng ngày càng thêm mù quáng, càng ngày càng đi vào con đường tội lỗi. Còn A, A chấp nhận sự thất bại, và luôn lấy đó làm động lực để không ngừng vươn lên, không ngừng tiến bộ. Bạn đã hiểu sự khác nhau rồi chứ?

Giữa A và B cũng như không tha thứ 1 và không tha thứ 2 vậy. Người không tha thứ 1 lấy đó làm động lực, còn không tha thứ 2 lại lấy đó là dầu để đổ vào lửa, đi vào con đường mù quáng, hủy hoại cuộc đời mình

Nhưng mà nếu tha thứ thì sao? Hãy coi A và B là tha thứ 1 và tha thứ 2 xem. Nếu A tha thứ đi hết tất cả mọi chuyện, không ám ảnh về nó nữa thì A vẫn sẽ như ở trên. Nhưng nếu là B mà tha thứ mà B vẫn ám ảnh về nó thì ngày đêm B càng cũng quẫy trong sự tuyệt vọng đau khổ, vậy bạn nghĩ, cả 2, tha thứ hay không tha thứ, cái nào hơn?

Tôi có thể nói, tha thứ hay không tha thứ, đều do bạn quyết định cả, nếu bạn chọn tha thứ, thì đừng ám ảnh về nó nữa, mà nếu bạn chọn không tha thứ, thì đừng vì nó mà khiến mình ngày càng thêm mù quáng, mà phải lấy đó làm động lực để vươn lên, đánh bại người mình ghét.

Trong mọi đạo từng nói rằng : "Người không biết tha thứ là con người bụng dạ hẹp hòi, hiểm độc, sống không tốt ở đời", tôi có thể nói là nó chỉ đúng một phần. Bởi tha thứ hay không tha thứ, nó đều có lý do riêng của nó. Chứ không phải là chấp nhặt chuyện nhỏ nhặt mà thành hận thù. Không thể vơ đũa hết cả ác và thiện được.

Suy cho cùng, ý tôi ở đây, là tha thứ, hay không tha thứ, đều ở quyết định ở bạn cả, miễn là bạn đừng để lựa chọn của mình là miễn cưỡng là được. Cho dù chọn thiện hay ác, nó đều có lý do riêng của nó, chỉ cần bạn đừng tha thứ một cách mù quáng, cũng như khiến hận thù của bạn thân thành vết đứt trong lòng là được.

MỤC TIẾP THEO : MỤC 9 : AI NÓI TÌNH YÊU LÀ Ở BÊN TRONG MÀ KHÔNG Ở BÊN NGOÀI? VỚ VẨN!

@Nguyễn Minh

Cùng một khởi điểm, tại sao kết cục lại khác nhau?


BẠN GIỐNG NGƯỜI TA, 

MÀ GIỜ NGƯỜI TA LẠI HƠN BẠN,

ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CÓ TÀI BẤT VẬN

CŨNG NHƯ HỌ ĐƯỢC NÂNG ĐỠ

MÀ CHỈ CÓ THỂ LÀ

BẠN KHÔNG THỂ CHĂM CHỈ BẰNG NGƯỜI TA THÔI



Note : Thành thật xin lỗi các bạn vì những bài viết vừa qua mình đã tag thẻ và làm phiền mọi người, mong các bạn thông cảm, thành thật xin lỗi.

*Có một số đoạn trích được lấy ra từ sách, mong quý độc giả thông cảm*

Dạo gần đây tôi có đăng bài viết "Quan niệm khác biệt, kết cục khác biệt" và có rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên lại có một bạn nhắn riêng với tôi, bạn ấy bảo rằng tôi viết khá hay, nhưng bạn ấy lại thấy kì lạ, thường thì đúng là như vậy, nhưng tại sao lại có những người đồng quan điểm nhưng kết cục khác nhau? Bạn ấy còn nói : "Có phải mọi sự khởi đầu đều có kết quả giống nhau không?"

Và tôi có thể trả lời câu hỏi này là : KHÔNG. Vì sao, vì việc khởi đầu và kết quả ra sao đều phải phụ thuộc vào quá trình, mà quá trình ở đây còn phải phụ thuộc và các yếu tố tác động về bên trong cũng như về bên ngoài.

 Nói đơn giản lại, ở một thế giới 7 tỷ người này, có phải ai cũng có thể được như Bill Gates không? Hồi đó nhà nào chẳng như Bill Gates, và rõ ràng cậu ta cũng có khởi đầu như bao người khác mà? Vậy rõ ràng việc cậu ta vươn lên thành một tỷ phú là phải phụ thuộc vào quá trình đi lên thành tỷ phú. Thậm chí đến giờ vẫn có những người ngồi chửi ông bất tài vô dụng và viết sách liệt kê ra nhưng điều đáng ghét về Bill Gates trong khi đang dùng Word2013? ????

Tôi cũng đã từng đi cắt tóc và bắt gặp hai anh em sinh đôi với nhau cùng đi cắt tóc. Người anh lúc cắt tóc thì rất ngoan ngoãn ngồi im, khi cắt tóc xong còn lễ phép cảm ơn người cắt tóc nữa. Còn người em  thì lúc cắt tóc cứ ngọ nguậy lên xuống làm người cắt khó khăn, đã thế còn hay tỏ thái độ các kiểu làm bố phải nịnh mua đồ chơi cho thì mới chịu, lúc cắt xong cũng chẳng thèm chào ai, mặt nặng mày nhẹ chạy ra luôn.

Các bạn có thể thấy không, mặc cho cùng một xuất thân, hoàn cảnh và học vấn, tuy nhiên họ vẫn có kết cục khác nhau. Vì chẳng ai có thể sống trong cùng một linh hồn đúng không?

Thậm chí có những người 12 năm cùng học một trường, trình độ học  vẫn cũng ngang nhau, một người thì tìm được việc làm luôn, người còn lại bị thất nghiệp mấy năm rồi, ngày nào cũng than trời than đất là "có tài mà không gặp vận", vậy khác biệt ở đây là gì? Cậu bạn kia khi ra trường đã bục mặt đi tìm việc khắp nơi, còn cậu bạn kia thì chỉ ngồi rồi không, lười biếng, suốt ngày bảo ta đây giỏi thế này giỏi thế này có mà nhà trắng mời về làm tổng thống cũng được! 

Một người lười biếng, thụ động mà còn đòi việc nhẹ lương cao, có danh tiếng năm châu bốn biển, à, xin lỗi, tôi gặp nhầm người rồi.

Cho nên, khi bạn có ngang bằng người ta, mà giờ họ vượt bạn, thì đừng có ngồi trách tài không gặp vận, suốt ngày gặp đại hạn mà phải nói ở đây là bạn thụ động, không biết chăm chỉ là gì. Chứ không lại ngượng mặt ra đấy!

Và thay vì ngồi la ó suốt ngày như thế, thì bạn hãy ngồi dậy và làm việc hoặc thay đổi bản thân đi, ít nhất ra lúc đó bạn mới có thể ngang bằng người ta được.

MỤC TIẾP THEO : MỤC 8 : HẬN NGƯỜI KHÔNG HẠI MÌNH

@Nguyễn Minh

Lòng tốt của bạn như thế nào?




AI MÀ CHẲNG NÓI, LÒNG TỐT LÀ THỨ MÀ AI CHẲNG CÓ

NHƯNG THEO TÔI

LÒNG TỐT LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

PHẢI TỐT SAO CHO CÓ LÝ CÓ TÌNH

THÌ KHI ĐÓ NÓ MỚI THẬT SỰ LÀ MỘT LÒNG TỐT CHÍNH NGHĨA VÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÌNH CŨNG NHƯ MỌI NGƯỜI...

Dạo gần đây, tôi có thường hay gặp mấy bài đăng kiểu "hãy bỏ qua  nếu bạn muốn chết" hay "nếu bỏ qua bạn là đồ vô tâm"... và kèm theo đó là những hình ảnh dị tật (chủ yếu là toàn photoshop đểu), ý người ta là tôi có thể hiểu đại khái là : Like đi, nếu không mày là thằng ăn cháo đá bát, thờ ơ với xã hội, không ra gì... trong khi mỗi ngày những đứa đó còn edit phá tướng của mấy em bé chỉ bị ốm mà lên thành tật nguyền rồi câu like "rẻ tiền" người khác (Đó là còn  chưa tính mấy đứa thích spam, suốt share đi share lại làm phiền người khác)... À... hiểu rồi... cảm ơn các cậu nhé, để tớ lấy bả vàng cho các cậu ăn thành tật nguyền luôn đi là vừa...

Có thể kể để đó là thằng bạn tôi, I (đã đề cập ở Chương 3 Mục 4), lại nó nữa, haizz... Mà nói luôn, cái não cũng như cái tim của nó cứ như cái mặt bàn vậy, phẳng lì như nhau cả. Thề là bữa nào nó cũng đi tạo nhóm linh tinh các kiểu, rồi share đủ các bài "phế phế" mà tôi đã nói ở trên, hết tag rồi lại đến nhắn mess làm tôi muốn điên hết cả lên khi hôm nào cũng phải nghe mấy câu cà khịa cùng mấy hình câu like rẻ tiền đó. Và các bạn cũng biết rồi đấy, Block, BLOCK, BLOCK!

Tôi thật không hiểu nổi trên đời này tại sao lại còn có những người vừa ngốc nghếch, vừa ngây thơ như I. Đã bị lừa đến tỷ lần rồi vẫn chưa chừa. Mà tiện thể tớ cũng nói luôn với I nhé, cậu có hiểu lòng tốt là như thế nào không vậy? 

Lòng tốt thật sự vậy là gì? Lòng tốt thực ra chính là sự tự nguyện, là đóng góp mang tính đóng góp và xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật và nhất phải là không miễn cưỡng người khác. Tại sao lại là như vậy? Vậy bạn thử nói xem, LÒNG TỐT KHÔNG CÓ LƯƠNG, CŨNG CHẢ GIÚP GÌ CHO BẢN THÂN MÌNH NGOÀI VIỆC LÀM CHÚNG TA VUI HƠN, VẬY CỚ GÌ PHẢI TỐT BỤNG THEO NGHĨA VỤ?

Không chỉ vậy, còn có những kiểu người ép buộc người khác phải tốt bụng theo, rồi lợi dụng những câu chuyênn buồn thành một đại dịch, để câu like rẻ tiền, khiến người khác phải tốt bụng một cách mù quáng, ôi trời, mấy bà mấy ông ơi! Edit vừa thôi, cũng giả nai vừa thôi, không là tôi lại bị lừa nữa đấy:)))

Tôi có thấy cứ có nhiều người luôn nói về lòng tốt, nhưng làm sao để thực hiện thì họ lại không hề biết, thậm chí là còn "đặc" luôn. Vậy trong bài viết hôm nay, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lòng tốt của mình hơn nhé!

Trước tiên, và cũng là tối quan trọng nhất, phải xác định được 4T
- TỐT VÌ CÁI GÌ?
- TỐT VÌ AI?
- TỐT NHƯ THẾ NÀO?
- TỐT CÓ TỐT KHÔNG?

Trước hết, tốt vì cái gì? Bạn tốt với mục đích gì? Có ích gì cho xã hội không?

Tiếp đến, tốt vì ai? Bạn tốt vì ai? Có ích và giúp ích gì cho người đó

Sau đó, tốt như thế nào? Lòng tốt của bạn như thế nào? Có miễn cưỡng không? Có giả tạo không? Có ảnh hưởng gì đến lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của những người xung quanh không?

Cuối cùng, vẫn là quan trọng nhất, tốt có tốt không? Lòng tốt bạn cho là tốt hay không tốt, vì chính nghĩa hay vì sai trái, câu like "rẻ tiền"?

Khi bạn xác định được 4T này, thì bạn đã thật sự tốt bụng rồi đó. Thật! Chỉ có thế thôi, và chỉ đơn giản thế thôi

Tiện thể trước khi kết thúc hai mục nói về lòng tốt (Mục 4, Mục 6), tôi muốn nói vài điều như sau : 
 
- Lòng tốt phải đúng lúc và đúng chỗ
- Lòng tốt phải đáp ứng theo 4T (Cái gì? Vì ai? Thế nào? Có tốt không?)
- Lòng tốt vẫn sẽ mãi tồn tại, nhưng không phải là với những con người xảo trá.

LÒNG TỐT KHÔNG BAO GIỜ BỊ MẤT ĐI, CHỈ CÓ BỊ CHUYỂN HÓA TỪ KẺ KHỐN SANG KẺ TỐT MÀ THÔI.

Chỉ khi bạn hiểu được và đáp ứng theo đúng như những điều trên, thì bạn mới thật sự là tốt bụng được.

MỤC TIẾP THEO : MỤC 7 : CÙNG MỘT KHỞI ĐIỂM, TẠI SAO KẾT CỤC LẠI KHÁC NHAU?

@Nguyễn Minh

Chương 3: Bạn đã thực sự trưởng thành

Mục 5 : Không có những điều "từ trên trời rơi xuống"



*Có một số trích đoạn được lấy từ sách, mong quý độc giả thông cảm*

Dạo này tôi có gặp nhiều chuyện khá là bực mình và ngớ ngẩn. Xoay ra thì cũng là chuyện nhờ vả(Thật hả!? Sao lúc đ** gì cũng nhờ vả vậy?). Chả là T(đọc chương 2 mục 4 sẽ rõ) nó lại nhờ tôi... đổi đồ ăn cho nó. Và vì sao ư? Chắc là vì, theo nó nói, tôi là người giàu, nên phải chia sẻ cho người nghèo(là T), nếu không thì tôi là một kẻ ki bo, không biết chia sẻ, mặc cho chỗ đồ ăn đó là tôi mua. TÔI MUA ĐÓ CÁC BẠN Ạ! Thật không thể hiểu nổi!?!?

Thôi thì là người nghèo, chia cho nó cho đỡ mang tiếng xấu vậy;)

Lúc đó tôi nghĩ, chẳng nhẽ T không hiểu, "Không có bữa ăn nào miễn phí trên đời, cũng không có bánh bao từ trên trời rơi xuống." Chẳng nhẽ nó không biết, số tiền đó là số tiền tôi phải tiết kiệm từng ngày, từng ngày một để mua đống đồ ăn đó sao? Từ lúc nào người nghèo hơn lại có quyền đòi hỏi quyền lợi từ những người giàu "hợp pháp" vậy?

Luôn có những kiểu người giống y như T, nghèo:)), không có chí tiến thủ, lười nhác và luôn GATO với người khác. Nhưng sự thật thì vẫn luôn là sự thật, NẾU MUỐN CÓ THỨ MÌNH MUỐN, BẠN PHẢI THẬT CHĂM CHỈ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NÓ. Có hay chăng cũng chỉ là họ luôn than trời kêu đất, suốt ngày đòi hỏi và ăn bám người khác chỉ vì mình là người nghèo. Và cái NGHÈO KHÔNG CÓ TỘI, CÁI TỘI LÀ MỌI NGƯỜI LẠI LẤY ĐÓ RA LÀM LÝ DO ĐỂ ĂN BÁM NGƯỜI KHÁC.

Nhưng họ không biết rằng trong khi họ luôn đòi hỏi, ăm bám người khác đó, thì người khác đã có thể kiếm ra 1 nghìn, 1 triệu, hay 1 tỷ. Quy luật xã hội luôn có một tính chất : CHỈ CÓ GIÀU THÌ MỚI CÓ QUYỀN. Khi chúng ta giàu, chúng ta có thể có được những thứ mà mình muốn và lên mặt hoặc đòi hỏi từ người khác thoải mái mà không hề hấn gì, nhưng tỉnh lại đi! Bạn không chăm chỉ đến thế, mà lại còn mộng hão, bạn bị gặp chấn thương sọ não à? 

KHÔNG CÓ NHỮNG ĐIỀU TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG. 

Bạn nên hiểu rằng, chỉ khi chăm chỉ, chúng ta mới có được thứ mà mình muốn, đừng dựa vào người khác để đòi hỏi, để sống qua ngày, cũng như đừng lấy danh nghèo quèn đó để đứng ngang bằng với người giàu "hợp pháp" : BỐ ĐÂY NGHÈO, MÀY MÀ KHÔNG CHO THÌ MÀY LÀ ĐỒ ÍCH KỶ! Điều đó thực sự không hay tí nào đâu.

NẾU BẠN KHÔNG LÀM ĐƯỢC TRÒ TRỐNG GÌ, MÀ VẪN NGÀY NGÀY ĐI ĐÒI NỢ NHỮNG NGƯỜI KIẾM TIỀN HỢP PHÁP, THÌ TỐT NHẤT LÀ NGẬM MẸ CÁI MỒM VÀO!

MỤC TIẾP THEO : MỤC 6 : LÒNG TỐT CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

@Nguyễn Minh

Lòng tốt đúng chỗ, 10 phân vẹn 10, lòng tốt sai chỗ, chỉ tổ hại thân




*Có một số trích đoạn được lấy cảm hứng từ sách, mong quý độc giả thông cảm*

Tôi có một cậu bạn tên I, cậu ta thật sự rất tốt bụng và vị tha(nói là thế chứ chưa chắc cho lắm;)). Có lần chúng tôi vừa đi trên đường vừa trò chuyện với nhau thì bất chợt thấy một cụ già đang ngồi ăn xin ven đường. Không hiểu sao lúc đó cậu ta lại tốt bụng thế, rút từ trong ví hết số tiền còn lại ra để đưa cho cụ (500k đấy các bạn! 500K!!!). Lúc đầu tôi cứ tưởng cậu ta giỡn chơi, xong lúc cậu ta định ra chỗ ông cụ đó đưa tiền, tôi phát hoảng, vì đó là số tiền cậu ta bao tôi sẽ đi ăn, thế rồi tôi chặn cậu ta lại, hỏi cậu ta đang đùa hả? I nói, dù sao cũng là ăn xin, ai mà lại vô tâm lướt qua thế, với lại cậu ta còn hứa sẽ chỉ đưa một ít tiền cho cụ thôi, không để tôi bị chết đói đâu. 

Ra chỗ cụ đang ăn xin, cậu ta trò chuyện với ông cụ một chút, rồi đưa tiền cho cụ, nói thêm một chút gì đó nữa. Rồi cụ cũng cảm ơn rối rít, chạy tập tễnh đi luôn. Ôi thôi! Bữa bao của mình nay còn đâu! Giận quá hóa thẹn, tôi chạy lại chỗ I, hỏi là sao đưa nhiều thế? Bảo chỉ đưa ít thôi mà!? I bảo là không có tiền lẻ, nên bảo cụ đi đổi hộ tiền, thế là cụ đồng ý luôn! Với lại chắc sắp quay lại rồi đây! "Đúng là đồ ngốc mà! Tin người thì cũng phải vừa vừa thôi chứ! Để xem cái câu chuyện tốt bụng "ngớ ngẩn này sẽ đi về đâu!", tôi nghĩ. Không hiểu sao cái điều mà tôi nghĩ lại hóa thành thật. Đứng chờ cái cụ ăn xin kia hơn một tiếng, vẫn chưa thấy ra, tôi thì đói mèm cả ruột lẫn bụng, tôi chửi cậu ta : "ĐỒ OCS CHO! GIỜ THẤY CHƯA! TIỀN MẤT TẬT MANG, ĐÚNG LÀ LÒNG TỐT NGỚ NGẨN MÀ!". Tôi chửi xong rồi bỏ đi luôn, mặc cậu ta gọi giật lại. Thế là thành ra tối hôm đó tôi ôm bụng đói đi ngủ. Giờ nghĩa lại vẫn thấy I thật đáng ghét bao nhiêu!

Thật ra thì đây không phải là lần đầu tiên mà I làm thế, nhưng có lẽ đây lại là lần ảnh hưởng tới tôi, cũng như tới cậu ta nhất mà tôi từng gặp. Các bạn nghe xong cũng không tin phải không? Thậm chí là đến tôi tôi còn không tin nữa là!

Có rất nhiều người giống như I, tốt bụng đến mức ngây thơ, cũng tốt bụng đến mức giả dối. Thế nhưng, họ điều có một điểm yếu là : LÒNG TỐT. Tại sao tôi lại nói vậy? Bởi họ đều coi Lòng tốt là một công cụ để thể hiện sự thương hại của họ đối với mọi người. Nhưng thực sự, lòng tốt là phải không gây hại cho người cũng như không ảnh hưởng tới mình, đó mới là lòng tốt. Không chỉ thế, họ còn đặt lòng tốt của mình sai chỗ, vô   tình biến lòng tốt của mình thành ác ý, thành một cái mỏ cho tiểu nhân đi đào. Vậy thì vừa hại người, lại còn vừa hại mình.

CÓ NGƯỜI TỪNG NÓI : LÒNG TỐT KHÔNG CHỈ CẦN TRÁI TIM, MÀ ĐÔI KHI CŨNG CẦN CẢ TRÍ NÃO, NẾU KHÔNG, MỌI LÒNG TỐT TRÊN ĐỜI NÀY SẼ ĐỀU LÀ VÔ NGHĨA.

Khi đặt lòng tốt của mình vào sai chỗ, chỉ có bi kịch và ai oán nhận lại. Khi đặt lòng tốt của mình vào sai chỗ, như kiểu khiến chúng bị dội một gáo nước lạnh, mất niềm tin vào cuộc sống này vậy. Khi đặt lòng tốt của mình vào sai chỗ, tự bản thân cảm thấy mình ngu dốt, ngây thơ, dễ bị lừa lắm, nhưng cho dù có oán hận bao nhiêu thì họ cũng chả quan tâm, bởi bạn cũng chả là gì của họ, chỉ là một món đồ thôi. 

Thế đấy, khi lòng tốt đặt sai chỗ thì chỉ còn có thế. Đủ để bạn cảm nhận rồi chứ? 

CHỊU THIỆT LÀ PHÚC, NHƯNG LÚC NÀO CŨNG CHỊU THIỆT THÌ LẤY ĐÂU RA MÀ PHÚC?

Không phải trên đời không có lòng tốt, chỉ có lòng tốt được đặt sai chỗ hay đúng chỗ mà thôi. Mà đặt sai hai đúng hay không thì chỉ có bạn mới có quyền quyết định. Vậy nên hãy là một người biết trao đi nhân nghĩa chứ đừng làm một người trao đi vô nghĩa, bạn nhé!

LÒNG TỐT ĐÚNG CHỖ, 10 PHÂN VẸN 10, LÒNG TỐT SAI CHỖ, CHỈ TỔ HẠI THÂN.

MỤC TIẾP THEO : MỤC 5 : KHÔNG CÓ NHỮNG ĐIỀU "TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG"

@Nguyễn Minh

Bạn không kiên cường đến thế, nhưng chỉ có thể một mình kiên cường




*Có một số trích đoạn được lấy từ sách, mong quý độc giả thông cảm*

Một đứa bé cùng cha chơi trong vườn hoa, người cha bảo đứa bé bảy một hòn đá to lên, nhưng hòn đá đó rất to đứa trẻ không thể bảy nổi. Đứa bé rất cố gắng, mồ hôi nhễ nhại đầm đìa . Nhưng người cha nhìn đứa bé và nói : " Con vẫn chưa cố gắng hết sức mình"
       Đứa trẻ đó ấm ức : "Con đã dốc hét sức rồi. Còn có thể làm thế nào nữa đây?"
       Người cha nói : "Con vẫn chưa dùng hết sức mình. Vì con vẫn chưa nhờ tới ba"

Có nhiều lúc đứng trước hoàn cảnh khó khăn chúng ta chỉ một mực kiên trì. NHƯNG NẾU BẠN VỐN BIẾT MÌNH KHÔNG KIÊN TRÌ ĐẾN THẾ, BẠN CÒN CỐ SỐNG CỐ CHẾT NHƯ VẬY KHÔNG? 

Nếu chúng ta không hề kiên trì như chúng ta tưởng, vậy chúng ta cố gắng để làm chi? Để hài lòng người thân, bạn bè? Để đáp ứng cấp trên? Hay để vừa lòng chính mình? Nếu chúng ta không hề kiên trì như chúng ta tưởng, vậy chúng ta phải cố sống cố chết như thế làm gì? Quên đi nỗi buồn? Hạn deadline? Áp lực vô hình thúc giục? Dù sao thì, tôi hỏi bạn một câu nhé : Bạn có mệt không? 

Nếu bạn thật sự mệt, thì những lý do trên chỉ là sự bao biện cho những sự mệt mỏi của bạn mà thôi. Vậy tại sao bạn phải tự ra vẻ kiên cường, tự làm khổ mình như thế? Bạn biết rằng xung quanh bạn vẫn còn những người thân, người bạn sẵn sàng giúp bạn, vậy sao bạn không nhờ giúp?

Rồi thì tại sao bạn lại phải kiên cường? Vì từng bị tổn thương và muốn trả đũa? Hay là vì để mong chờ vào tương lai, hi vọng người khác sẽ công nhận bạn hơn? Hay chỉ vì muốn chứng tỏ mình không hề vô dụng như "nó" nghĩ? Nhưng tôi chỉ hỏi bạn một câu : Bạn có mệt không? 

Bạn có chắc rằng những điều mà bạn phải kiên cường đến chết đi sống lại như thế, nhưng cuối cùng chỉ có thể xác và tâm hồn của ta bị giết chết, vậy bạn còn muốn kiên cường không?

NGƯỜI LÀM BẠN TỔN THƯƠNG CHƯA TỪNG NGHĨ ĐẾN VIỆC GIÚP BẠN TRƯỞNG THÀNH, THỨ THỰC SỰ GIÚP BẠN TRƯỞNG THÀNH LÀ NỖI ĐAU KHỔ VÀ SỰ NGẪM LẠI CỦA BẠN

 Kiên cường là sự thích nghi và đáp ứng tích cực với áp lực và những điều không may. Khó khăn mà bạn phải đối mặt có thể kéo dài, theo từ điển thì là như thế, tức là chúng ta phải kiên cường, nhưng đừng vô tình biến nó thành áp lực cho chính mình, mặc dù nó vốn là một sự áp lực, nhưng nếu bạn kiên cường vào những thứ không đâu, thì bạn có còn cố sống cố chết như vậy không?

Tôi không muốn bảo bạn là đừng kiên cường nữa, bởi ai cũng cần có kiên cường, nhưng phải biết kiên cường đúng hoàn cảnh và đúng chỗ, đừng cố kiên cường vì một thứ vô nghĩa, cũng đừng cố kiên cường vì sự giả tạo, vì khi đó, đó chỉ là sự mệt mỏi và vô nghĩa mà thôi.

KIÊN CƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG BIẾT KHÓC, MÀ LÀ PHẢI BIẾT KHÓC, BIẾT CƯỜI. Nếu buồn, hãy khóc, nếu vui, hãy cười. 

KIÊN CƯỜNG CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ CỐ SỐNG CỐ CHẾT VÌ MỘT VIỆC MÀ MÌNH KHÔNG LÀM ĐƯỢC. Bạn phải hiểu rằng, việc mình không làm được, thì đừng cố mà làm, vì bạn vốn không phải là người duy nhất tồn tại trên thế giới này.

CHÚNG TA CHỈ NÊN KIÊN CƯỜNG VÌ BẢN THÂN, ĐỪNG VÌ NGƯỜI KHÁC MÀ KIÊN CƯỜNG. Chúng ta đừng lấy cớ là tôi phải miễn cường làm điều này vì ai, vì khi chúng ta miễn cưỡng làm một việc gì cho ai, thì khi đó chúng ta lại vô tình tạo áp lực cho chính mình, thành ra một sự kiên cường vô nghĩa.

CUỐI CÙNG, BẠN NÊN TỐT BỤNG, VÀ KIÊN CƯỜNG.

BẢN THÂN TRẢI NGHIỆM KHÔNG CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐẶC  BIỆT, ĐIỀU KHIẾN NÓ CÓ Ý NGHĨA CHÍNH LÀ SỰ KIÊN CƯỜNG CỦA BẠN

Hãy kiên cường vì chính mình, đừng vì người khác, cũng đừng vì sự giả tạo bề ngoài. Chỉ khi đó, bạn mới thực sự là một người kiên cường đúng nghĩa.

MỤC TIẾP THEO : LÒNG TỐT ĐÚNG CHỖ, 10 PHÂN VẸN 10, LÒNG TỐT SAI CHỖ, CHỈ TỔ HẠI THÂN

@Nguyễn Minh

Học cách tôn trọng cảm xúc của chính mình




Hồi nghỉ hè mấy năm trước tôi từng  chơi với một cậu bạn tên N (tạm gọi là thế!), đối với tôi và mọi người, N thật sự rất tốt tính, cậu ta luôn luôn giúp đỡ mọi người, không chuyện gì là không từ chối, hay có thể nói là rất nể người khác, thậm chí có người xa lạ vay tiền cậu ta cậu ta còn cho mượn nữa là! Đôi khi tôi nghĩ N thật ngốc nghếch, lúc nào cũng nể người khác thế chỉ có khổ mình. Và tôi nghĩ là những người bạn khác cũng nghĩ như thế. Bằng chứng là chuyện tôi sắp kể dưới đây sẽ cho các bạn thấy sự-nể-nang-người-khác-quá-mức là như thế nào.

Chuyện là vào một ngày đẹp trời nọ, chúng tôi đang chơi đá bóng với nhau, thì đột nhiên có một người bạn tới trước N, nói rằng cậu ta cần tiền để mua bộ bài tú lơ khơ kia hứa sẽ trả, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ N lúc này thực sự đang không có tiền, nhưng lại không dám nói với cậu bạn kia, sợ phật ý cho nên khi nghe xong, N giả vờ lảng đi lảng lại chỗ khác, thế rồi cậu bạn kia tưởng N cố ý cà khịa mình, thành ra bữa đó có trận đánh nhau to, kinh đến sứt đầu chảy máu. Hết.

Nhưng chuyện đáng nói ở đây lại là cái sự-nể-nang-người-khác-quá-mức của N ở đây không những làm người khác cảm kích, mà thậm chí còn vô tình tạo nên một người đối đầu mới làm N khốn đốn hơn. Đó cũng là một trường hợp điển hình của việc không biết tôn trọng cảm xúc của chính mình là như thế nào

TRƯỚC MÌNH SAU NGƯỜI, TUY HƠI VÔ TÂM, NHƯNG ĐÓ LẠI LÀ CÁCH ĐỂ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC TRONG XÃ HỘI NÀY.

Luôn có một loại người tồn tại trên đời này với một đạo lý : "Trước người sau mình". Ai gặp khó khăn trước thì giúp, còn khó khăn của mình để sau. Khi gặp chuyện khó xử luôn nghĩ về người khác, còn cảm xúc mình thì không quan tâm. Luôn luôn kiêng nể người khác, không dám nói ra ý kiến riêng của mình. Sợ người khác phật ý, luôn luôn phải sống vì mọi người. Một loại người như vậy, tôi còn không hiểu sao suốt ngày họ nói khắp nơi mình là một người tốt cơ chứ. 

NÊN HIỂU, TRƯỚC KHI TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC, BẠN PHẢI TÔN TRỌNG BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC, NẾU KHÔNG BẠN SẼ CHẲNG KHÁC GÌ MỘT CON CHÓ CHẠY THEO CHỦ ĐÂU.
 
Một con chó chạy theo chủ? Bạn có một là một loại người như thế? Nếu có thì tốt thôi, làm một con chó để chạy theo 7 tỉ người trên thế giới này cũng không phải là tệ, nhưng tôi nghĩ chưa chắc đã có ai quan tâm đến một con chó như bạn. 

Không ai vốn là một con chó cả. Người cũng vậy. Làm người là phải biết tôn trọng nhau, ai chẳng hiểu điều đấy. Vậy khi họ xâm phạm bạn, bảo giúp đỡ nhau, vậy bạn có giúp không? Chúng phải biết rằng chúng ta có giới hạn của chúng ta, không thể để ai xâm phạm được. Họ phật ý thì kệ bố họ, mình vẫn là mình, một mình của chính mình.

HỌ PHẬT Ý THÌ KỆ BỐ HỌ, MÌNH VẪN LÀ MÌNH, MỘT MÌNH CỦA CHÍNH MÌNH

Ý tôi không bảo bạn phải là một con người ích kỷ, nhưng phải tạo dựng riêng một ranh giới nhất định cho bản thân, tránh bị người khác xâm phạm vào. Đừng bao giờ nhẫn nhịn một việc mà họ làm sai với bạn, cũng đừng bao giờ để mình phải chịu thiệt vì cái tính tốt-bụng-dễ-dãi của mình, chúng ta phải đứng lên bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình, nếu không, khi đó không phải là tốt bụng, biết nghĩ cho người khác,  mà đó là một lòng tốt giả tạo, một sự hi sinh vô ích đánh mất bản thân mình rồi.

Chung quy lại, chúng ta có thể tốt bao nhiều cũng được, nhưng tuyệt đối đừng để đánh mất bản thân mình vì người khác, cũng như phải biết đòi lại những thứ mình cần

MỤC TIẾP THEO : MỤC 3 : BẠN KHÔNG KIÊN CƯỜNG ĐẾN THẾ, NHƯNG CHỈ CÓ THỂ MỘT MÌNH KIÊN CƯỜNG

@Nguyễn Minh

Nghe lời cha mẹ là bất hiếu với cha mẹ?



Tôi nhớ có lần tôi được đi chơi với cả gia đình, vì hôm đó nghỉ lễ 2/9 (dù giờ hết từ đời tám hoánh rồi:)). Hôm dó rất vui, tôi được đi siêu thị, rồi khu vui chơi,... Nói chung là nhiều chỗ lắm. Rồi còn ăn cả mỳ ý, pizza, buffet, kem, sinh tố, buffet của buffet 1, buffet của buffet 2,... giờ viết ra bỗng thèm:)))

Tôi còn nhớ rõ cái lúc tôi đang chạy tọt vào nhà vệ sinh vì cái tộ tham ăn nên ọc ọc thì bỗng chạm mặt I, cậu bạn hồi cấp 1 của tôi. Lúc tôi đang nhìn thấy thì cậu ta đang mặc một bộ vest, rồi bị mẹ nắm chặt tay đưa đi đâu đó, lúc đó tôi cũng chẳng để ý mấy, chỉ đến khi "giải quyết"xong , tôi mới chạy ra tìm I, nhưng không thấy đâu nữa. 

À, mà tôi quên mất chưa giới thiệu về I cho các bạn nhỉ. Thực ra I là bạn học cũ hồi cấp 1 của tôi, cậu ta học giỏi, cần cù, hướng nội và ít nói chuyện lắm, tôi có nhớ mang máng hồi đó là sáng nào trước khi vào trường tôi cũng bắt gặp mẹ của I nhé mấy tập giấy ăn vào cặp cậu ta phòng bị "buồn...". Thế là cứ lên lớp cậu ta cũng bị trêu chọc mãi không thôi vì lớp mấy rồi mà còn phải nhờ mẹ giúp cho việc đi ị:). Thế rồi bằng một lý do nào đó, lúc đang học, mẹ của I đến trước cửa lớp, dắt I đi và chúng tôi cũng không thấy I đâu kể từ đó nữa. Như kiểu cậu ta bốc hơi vậy. Họp lớp không. Chạm mặt nhau cũng không. Giờ hỏi lại chắc chả ai nhớ tới cậu ấy nữa.

Giờ khi vào đến cấp 2, lúc tôi vô tình nhìn thấy cậu ta đang bị mẹ dắt tay đi, lúc đó như kiểu gấu mẹ lôi gấu con đi vậy, mà cậu ta có phải gấu con nữa đâu, cao hơn cả cái đầu mẹ nữa chứ chẳng đùa. Những ngày sau đó tôi cứ nghĩ mãi về I, lúc đó tôi vừa cảm thấy I  thật ngoan ngoãn, nhưng cũng thật trẻ con. Thậm chí đôi lúc tôi còn nghĩ đến tương lai của cậu ta khi cậu ta vẫn như bây giờ và vẫn để cho mẹ cậu ấy can dự quá sâu vào cuộc đời của cậu ấy, mới thế thôi mà tôi đã phát hoảng. Một người an phận, nhu nhược và thiếu chủ kiến, chỉ biết bám váy mẹ, thử hỏi tương lai cậu ta sẽ làm được cái gì đây?

Khi nghe về những đạo lý về con cái phải nghe lời cha mẹ, con cái phải theo gương cha mẹ và bắt chước cha mẹ, cái đó tôi luôn thấy đúng. Nghe lời bề trên là việc phải làm vì họ là những người sinh ra chúng ta nhưng giờ nghĩ lại tôi lại thấy hơi sai sai. Không phải là đạo lý đó sai mà là cách mọi người áp dụng vào thực tế đó là hoàn toàn sai. Thay vì giúp con cái noi theo gương và đưa ra những lời khuyên đúng đắn thì họ lại nhúng tay vào cuộc sống con cái của họ, điều khiển cuộc đời của nó, khiến nó chỉ biết an phận nghe theo, không biết phản vệ, cũng không làm gì, thậm chí họ dần dần biến con cái mình thành một kẻ đớn hèn, nhu nhược trong xã hội mà đến chính họ còn không hề hay biết.
...
Vậy xin hỏi những đứa trẻ đó nghe lời cha mẹ kiểu thế có phải là những đứa trẻ ngoan không? Tôi nghĩ là không.

Khi họ điều khiển cuộc sống của một đứa trẻ, áp đặt những áp lực, những định kiến cho đứa trẻ đó, họ nói làm thế là vì con cái, những thật sự đứa trẻ đó có có cần cái vì đó không? Không. Nhưng nếu đứng lên chống lại thì ích lợi gì? Rồi khi chuyện đó xảy ra, họ lại bảo những đứa trẻ đó không hiểu cha mẹ đã lao tâm khổ tứ thế nào để nuôi nó thành người, mặc dầu lúc nào nó cũng cố gắng gồng mình lên để đáp ứng những 
cái hi sinh miễn cưỡng đó, thử hỏi, đứa trẻ đó không mệt chắc? 

HI SINH MIỄN CƯỠNG VÌ MỘT NGƯỜI LUÔN LÀ GÁNH NẶNG VỀ TÌNH CẢM

Thậm chí còn có những bậc phụ huynh từ lúc sinh ra đã trải thảm đỏ cho con, không va chạm, không tổn thương, rồi còn vẽ sẵn con đường tương lai, rồi bắt con miễn cưỡng làm theo, vô tình biến tuổi thơ, ước mơ, hoài bão của một đứa trẻ thành viển vông cả, thành vô dụng cả, thành tẻ nhạt cả. Thực sự không hiểu sao họ còn hãnh diện rêu rao khắp nơi cơ chứ.

Đã có bao nhiêu vụ án con giết mẹ chỉ vì áp lực học hành, các bậc phụ huynh đấy có rõ chăng? Họ có rõ rằng một bậc cha mẹ tốt là một bậc cha mẹ luôn ủng hộ con cái trong mọi bước tiến trong cuộc đời, biết dựng con dạy sau khi ngã và đưa ra lời khuyên cho con, khiến con có động lực thêm, cho con họ vững bước trên đường đời. Họ có hiểu điều đó không? Hay là họ chỉ vì sĩ diện của mình đối với mọi người mà vô tình tạo áp lực cho con vậy. Thử hỏi đó có phải yêu thương, quan tâm và vì con không, hay chỉ vì chính họ thôi?

Từ lúc nào điểm số học tập, hành tích khoa bảng và sự tôn trọng hãnh diện của cha mẹ lại quan trọng hơn đam mê, sở thích và hoài bão, ước mơ của trẻ con vậy? Từ lúc nào?

NGƯỜI VÌ BẠN THÌ LUÔN ỦNG HỘ BẠN, NGƯỜI KHÔNG VÌ BẠN THÌ LUÔN MUỐN NHÚNG TAY VÀO.

Vậy thay vì phải nghe theo những bậc cha mẹ như thế, sao chúng ta không đứng lên, không theo đuổi niềm đam mê, hoài bão của mình. CHÚNG TA CHỈ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI, DÙ THẾ NÀO THÌ KẾT QUẢ TỆ NHẤT CŨNG CHỈ LÀ TRẮNG TAY, NẾU CHỈ CÓ THỂ THÌ CỨ LÀM ĐI, SAO PHẢI SỢ?

Ý tôi không bảo là các bạn phải bất hiếu với cha mẹ, chúng ta phải không nghe lời cha mẹ. Mà chúng ta phải biết đứng lên làm những việc mình cho là đúng, tranh luận những việc mình cho là sai. Phải biết chọn lọc. Nếu chỉ biết sống như một cái máy, chủ máy nhập lệnh gì là làm theo, vậy, bạn còn lại gì? Một dãy bit chăng? 

Suy cho cùng, chúng ta phải biết nghe lời bề trên, đó là đạo lý mà ai cũng biết, nhưng chúng ta không được để để họ điều khiển cuộc đời của mình, tránh biến một cuộc đời thành vô dụng, thành tẻ nhạt thành nhạt nhẽo. Và cũng tránh khiến bố mẹ chúng ta phải lao tâm khổ tứ hơn vì những hi sinh miễn cưỡng mà họ đưa ra, ĐÔI KHI KHÔNG NGHE LỜI CHA MẸ CŨNG LẠI LÀ TỐT CHO CHA MẸ, TỐT CHO CẢ CHÍNH BẠN NỮA. 

MỤC TIẾP THEO : MỤC 2 : HỌC CÁCH TÔN TRỌNG CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH.

@Nguyễn Minh

Birdemic: Dở đến nỗi chúa cũng phải khóc thét

Birdemic: Shock and Terror, bộ phim của vị đạo diễn Việt kiều James Nguyễn ra mắt vào năm 2010 được xem là "kiệt tác điện ảnh" dở ...