Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

NĂM MỚI XUÂN SANG
CHAO MỪNG TẾT DƯƠNG LỊCH
THẬT NHIỀU NIỀM VUI, HẠNH PHÚC
KHAI BÚT ĐẦU NĂM, ĐÓN MAY MẮN VỀ!




Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Cây phượng ngày xưa

 Hôm nay, tôi về lại trường cũ. 20/11 đã đến rồi, chẳng biết có bạn bè nào còn nhớ trường cũ không mà về, nhưng tôi cứ kệ, tôi vẫn sẽ về lại trường, cốt là để gặp lại thầy, lại cô.

Thực ra, ngôi trường mà tôi từng học cũng cách nhà tôi tầm 2, 3 dặm lận. Vì hồi đó chỗ tôi ở không có trường cấp ba, mà trường tôi đi học lại là trường trái tuyến, tít tận sang quận bên, vậy nên sáng nào tôi cũng phải dậy trước tầm 2, 3 tiếng để bắt xe buýt đi đến trường cho kịp giờ; mà lỡ có dậy muộn rồi, có khi lúc đó tôi cũng phải vắt chân lên cổ mà chạy, chứ nếu đến muộn, có khi lại bị bôi đỏ cả sổ tên tôi chắc chết; giờ nghĩ lại, đôi lúc tôi vẫn còn thấy buồn cười.

Vẫn trên tuyến xe buýt ấy, tôi ngồi trong im lặng, tựa đầu vào cửa và nhìn ra xung quanh. Đằng kia, trên con phố tấp nập, những tưởng như hàng trăm, hàng ngàn học sinh đều đua nhau mà chạy đến trường - từ học sinh còn ở trường đến học sinh đã ra trường, rồi những người trưởng thành đến những phụ huynh từ tốn dắt con đi theo; bỗng thấy những khung cảnh ngoài kia thật giống y với tâm trạng và suy nghĩ của tôi vậy. Đột nhiên liên tưởng đến trường cũ, tôi lại thấy nôn nao và cũng thật khó chịu làm sao...

***

Xe buýt tốp lại bến, tôi xuống xe. Nhìn ra xung quanh, tôi lại há hốc mồm ra mà ngạc nhiên; bơi đối với tôi, cảnh vật quanh trường và cả chính ngôi trường mà tôi đã từng học ở đây, vẫn chẳng có gì thay đổi so với trước cả. 

Thẫn thờ nhìn ra một lúc, tôi lại đảo mắt nhìn vào phía trong trường. Dù hôm nay là 20/11, thế nhưng bên trong trường lại vắng tanh không một bóng người. "Thật kì lạ, tại sao trường lại có thể vắng đến như vậy nhỉ?"...

- Thằng Thành! Là mi đấy phỏng? - đột ngột một tiếng người gọi giật tên tôi lại

Tôi sững người quay ra, ra là bác Bảo vệ. 10 năm đã qua, nhìn bác cũng đã già đi nhiều, nhưng cái giọng đặc trưng của những người miền Trung như bác thật vẫn chẳng lẫn vào đâu được, giờ nhìn vậy chứ đoán chắc bác vẫn còn khỏe lắm.

- Về thăm lại trường phải không?

- Vâng, bác... - tôi gật đầu e lệ.

- Cái thằng suốt ngày đi học muộn nhất trường không ngờ lại có ngày về thăm lại trường cơ đấy! Đúng là thiên biến vạn hóa mà! - vừa tặc lưỡi, bác vừa kết luận.

Tiếp đó, lại sau vài lời hỏi nữa, bác còn "bốp" cho tôi thêm mấy cái khiến lưng tôi cứ như run lên vì sợ. Vì không biết phải nói gì, tôi chỉ đành cười trừ, sau lại xin phép vào nhanh cho bác đỡ kiếm cớ để "trò chuyện".

***

Bên ngoài trường nhìn thì là thế, nhưng khi vào bên trong trường, mọi thứ hầu như vẫn chẳng khác là bao. Tôi thẫn thờ đi từng bước vào trong trường mà lặng người nhìn ra cảnh vật xung quanh. Bất giác, tôi lại cảm thấy sao bồi hồi, sao mà kí ức thời đó lại ùa về thật là nhiều...

Nhìn kìa! Ở phía xa kia chính là cái xe bán kem mà ngày xưa tôi thường phụ nhà ăn để bán cho các bạn đây mà. Nhớ tầm đấy, mỗi tháng tôi có lương là trăm hai chục chẵn mỗi tháng; cũng đủ để đi cày "game"  thâu đêm suốt sáng mà không hết, giờ nghĩ lại, tự dưng lại muốn đi bán kem ghê.

Nhìn kìa! Đằng kia là cái rổ bóng được dán lên trên tường. Nhớ lúc đó, tôi toàn nhảy người đu lên đó mà mãi nó vẫn chẳng gãy nổi. Giờ thì nhìn nó vẫn vậy, chỉ có điều, nếu giờ tôi mà đu lên, liệu nó có gẫy không nhỉ?

A! Nhìn kìa, đó là cây...

Như bị ai chặn ngang họng, tôi sững sờ nhìn ra, miệng cứng im không nói, cũng chẳng nghĩ nổi được gì. Trước mắt tôi, cái cây phượng mà ngày xưa tôi chơi cùng đã bị chặt ngang thân, để lại cho trường là một khung cảnh hoang vắng và một nỗi buồn khó tả trong lòng...

Lê từng bước đi ra, tôi chạm vào ruột cây rồi rê tay trên đó một hồi lâu; vừa rê, tôi cũng chẳng có phản ứng gì, chỉ biết lặng người đi mà nhìn ra...

Hồi tôi còn ở đây, tôi thường hay chơi với cái cây phượng này lắm. Trước khi tôi ra trường, tôi từng là một người rất ngại xã giao, rất ít bạn bè, cũng thường không hay tham gia các hoạt động ngoài khóa của trường lớp, nên cả khi tôi vui lẫn khi tôi buồn, tôi sẽ luôn coi cái cây phượng trước cửa lớp tôi như là một người bạn để trút nỗi tâm sự của mình. Kể ra, hồi đó cũng vui lắm, đó cũng là lý do tôi về thăm trường một phần là vì vậy, thế mà...

Bất ngờ, một bàn tay đầy bụi trắng chạm vào vai tôi, tội giật người quay ra, là thầy. Thầy từng là thầy giáo chủ nhiệm của lớp tôi suốt những năm cấp ba, đó là thầy Hùng. Nhìn thầy, chốc tôi lại nhìn thầy những sợi trắng đã bắt đầu nhuộm lên tóc thầy, hay là do bụi phấn nên mới thế chăng?

- Thành, thầy rất ngạc nhiên vì em đã về đấy!

- Không có gì phải ngạc nhiên đâu, thầy.

- Mới thế mà đã mười năm, hồi trước nhìn em còn còi dí còi di như vậy mà giờ nhìn em đã thật khác xưa rồi...

- Mà thầy đang làm gì vậy?

- À, thầy chỉ đang phụ người ta bê chỗ đá vôi kia sang bên khu bển ấy mà.

- Mà sao trường những ngày này lại vắng thế hả thầy?

- Ừ, phải rồi. Vì hiện giờ nhà trường đang tu bổ lại nên những ngày này sẽ không có ai đến trường hết, giờ ở đây chỉ có nhiều bụi bặm, bẩn thỉu thôi... thế cho nên thầy mới ngạc nhiên vì em đến đây.

- Đó là việc họ phải làm mà, thầy không cần phụ đâu...

- Không sao đâu mà, thầy vẫn làm được tốt. Dù sao thì thầy cũng giúp họ để tăng nhanh tiến độ, hoàn thành cho sớm..

Chợt như vừa nhớ ra đươc điều gì, bất giác tôi lại hỏi ngang thầy:

- Mà thầy! Giờ cô Ly đâu rồi hả thầy?

...

Bất giác, người thầy đã lại trùng xuống. Như bị ai vứt cho một quả tạ vào ngực, bỗng tôi lại bắt thầy như đang bị nghẹt thở quá đỗi.

Tôi cũng vậy. Như đọc được tâm trạng của thầy, tôi lại gặng hỏi:

- Có chuyện gì với cô sao hả thầy?

...

- Cô chuyển công tác đi hay là...

- Không con, không phải vậy...

Nuốt nước bọt, tồi đành nín thinh, bởi nếu thầy đã nói như vậy rồi, thực tôi cũng chẳng nghĩ nổi có chuyện gì đã xảy ra với cô nữa...

- Cô ấy đã lấy chồng rồi...

- Lấy chồng?

- Phải, nhưng, chồng cô ấy không cho cô ấy đi làm nữa, họ cùng nhau chuyển nhà về quê chồng để sống, mấy năm nay đã không liên lạc...

...

Nghe đến đây, tôi lại lặng người đi, vậy là... cô Ly đã thực sự từ bỏ sao?

Không thể nào, hồi tôi mới vào trường, cô là một người rất có đam mê và rất yêu nghề, để một quyết định dễ dàng như vậy xảy ra... đó không phải là người cô mà tôi từng biết.

- Tại... tại sao cô lại từ bỏ, thầy? - tôi lắp bắp hỏi lại.

- Thầy không biết, nhưng có lẽ cô đã lựa chọn quyết định đó, có muốn cũng không thể thay đổi được...

Tôi nghẹn lại, bất giác khóe mắt tôi lại thấy cay cay, sao mọi chuyện lại có thể thành ra như thế này?

Còn nhớ, hồi tôi mới vào lớp 10, tôi đã từng khóc, khóc rất nhiều. Thực ra cả hồi cấp hai hay hồi cấp một tôi cũng đã từng khóc như vậy, nhưng cấp ba tôi lại khóc nhiều nhất, bởi tôi học trái tuyến, nên tâm lý sợ phải làm quen với những điều mới đã khiến tôi phải đối mặt với sợ hãi thoe từng ngày đi học. Thậm chí, trong suốt những ngày đầu năm học mắt tôi lúc nào cũng như bị nhúng nước cả ngày lẫn đêm vậy. Cũng may là khi đó có cô Ly - cô giáo dạy văn của lớp tôi - đã động viên và an ủi cho tôi rất nhiều, nên sau đó tôi mới bắt đầu bớt "mít ướt" dần đi và hòa nhập với bạn bè nhiều hơn.

Đáng kể ra, tôi cũng biết ơn cô lắm; mà không chỉ vậy, cô còn là một người rất giỏi trong việc giảng dạy, cô còn xinh đẹp và cũng thật hiền nữa. Nhớ những ngày đó cô đã nói với tôi, rằng từ bé cô đã có ước mơ được làm những việc mình thich - cô thích làm giáo viên. Khi làm giáo viên, cô sẽ được dạy, được truyền kiến thức và truyền lửa cho những học sinh như tôi, vừa nói, hình như cô cũng vừa xúc động lắm, ánh mắt cứ như ánh lên niềm hi vọng raoj rực về tương lai vậy, hay là có bụi vào mắt cô?

Sau đó, kể cả khi tôi đã ra trường, cứ năm nào đến 20/11 là chắc chắn tôi sẽ về để đem một bó hoa đến tặng cô. Thế nhưng, dạo mấy năm trở lại đây, vì lý do công việc mà tôi đã không còn về nữa, chẳng thể ngờ...

***

Mặc tôi cứ đứng đờ ra như người mất hồn, thầy Hùng chỉ ngậm ngùi đứng với tôi một lúc, rồi cũng bắt vai tôi mà bỏ đi. Năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút, chẳng biết tự khi nào, tôi đã chẳng còn sốc nữa, chỉ thay vào đó là một sự thương hại và đầy tiếc nuối với người lái đò năm xưa...

Quay ra nhìn gốc cây phượng một hồi, tôi lặng lẽ đi ra và ngồi lên gốc cây phượng kia một lúc, lâu thật là lâu. Nhìn ra phía quanh trường, bất chợt sống mũi tôi lại thấy cay cay; mười năm rồi, đủ để cả một cuộc đời thay đổi, cũng chỉ như cái chớp mắt dưới sự khắc nghiệt của thời gian. Người cũ đã đi qua, người mới chẳng ở lại, nhìn ngôi trường nơi từng chứa biết bao kỉ niệm của mình sắp thay đổi, lòng tôi lại như bâng khuâng:

Còn đâu để nhớ những ngày xưa cũ?

Còn đâu để nhớ... cây phượng ngày xưa?

@Nguyễn My


Birdemic: Dở đến nỗi chúa cũng phải khóc thét

Birdemic: Shock and Terror, bộ phim của vị đạo diễn Việt kiều James Nguyễn ra mắt vào năm 2010 được xem là "kiệt tác điện ảnh" dở ...