Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Phần 2: Điện Ảnh Việt Nam - Quảng bá nước nhà hay quảng bá nước ngoài?: Remake - Xu thế hay tự đẩy mình vào chỗ chết?

Trong vòng 5 năm trở lại đây, phong trào remake (làm lại) phim đã nở rộ lên như một ngôi sao sáng sau cơn mưa. Xuất hiện lác đác từ những năm 2015, chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, hơn gần hàng chục, hàng trăm đầu phim điện ảnh đủ mọi thể loại đã được ra đời cùng vô số những bộ phim truyền hình dài tập khác phủ sóng trên mọi "Tivi" màn ảnh nhỏ với khán giả nước nhà. Tất cả những điều đó đã nói rõ lên một sự thực, rằng remake không chỉ còn đơn thuần là một "hot trend" nữa, mà đó đã là một xu hướng thực sự lâu dài, có ảnh hưởng rất lớn tới bộ môn nghệ thuật thứ 7 của nước nhà và có thể sẽ thay đổi một cách toàn diện bộ mặt của nghành điện ảnh Việt Nam trong tương lai gần.



Từ trước những năm 2015, số bộ phim điện ảnh thực sự hay và chất lượng của Việt Nam hầu như là không nhiều, chủ đề quanh đi quẩn lại chỉ có kinh dị và hài. Dù là hai thể loại được nhiều khán giả ưa chuộng, thế nhưng những bộ phim có cùng thể loại trên đều hầu hết chỉ là những bộ phim "nửa nạc nửa mỡ": hài chẳng ra hài, kinh dị cũng chẳng ra kinh dị, tâm lí nhân vật thì hời hợt, miếng cười thì chả ra đâu vào đâu, kĩ xảo làm thì còn không bằng cả con nít quậy chơi. Biên kịch bán chữ nuôi thân, đạo diễn nhận hối lộ, diễn viên tranh nhau tạo scandal,... Đều chỉ là những gì mà khán giả có thể thấy được qua những dự án phim cứ nối gót nhau mà nổi lên rồi lại chìm đi một cách lặng lẽ trong sự nuối tiếc của những người có tâm với nghề.

Và trước sự trượt dốc "không phanh" đó, một tia sáng đã nổi lên, đó chính là remake (làm lại) phim. Ban đầu là "Yêu" (2015) rồi đến "Em là bà nội của anh" (2015); với doanh thu hơn hàng trăm (100) tỉ đồng cùng vô số những lời khen tích cực từ các nhà phê bình trong giới điện ảnh, khi đó, lại một lần nữa, chẳng ai ngu mà để cơ hội "trượt tay" cả.




Khởi đầu là hàng đơn vị, đến năm sau thì đã là hàng chục, rồi năm kìa là hàng trăm, cho đến bây giờ, số đầu phim được "Việt hóa" cả trên mặt trận điện ảnh lẫn truyền hình đều đã lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn. Từ Miu Lê đến Kiều Minh Tuấn, dòng phim remake cũng thực sự giúp nâng tầm tên tuổi của những diễn viên từ vô danh lên hạng A hạng B cùng vô số những lời khen có cánh cho các đạo diễn và nhà làm phim trong hiện tại.

Thế nhưng, lợi ích đâu chỉ có vậy. Cốt truyện có sẵn, xử lý tình tiết cũng đã xong hết rồi, nếu muốn nhanh thì chỉ cần cứ dựa vào đó mà quay theo là "OK", không tốn thời gian nếu lỡ phải biên tập lại một kịch bản hơn chục triệu "dở như hạch", cũng không tốn suy nghĩ một chút chất xám nào (nếu làm y như phim trước đã làm), với những tiện ích "ngon-bổ-rẻ" như thế, chả trách tại sao điện ảnh Việt Nam lại có nhiều phim remake tới vậy.

Nhưng, con dao tháo chuôi thì luôn là ngọn sắc, khi phong trào remake bắt đầu bão hòa, khán giả lại bắt đầu ngán ngẩm với những bộ phim "Tây hóa", "ngoại hóa" với dàn diễn viên quanh đi quẩn lại chỉ có nói chuyện trong cung điện nhà lầu, mà lại chẳng có nổi một cảnh làng quê, thành phố "thực sự" ở Việt Nam. Từ ban đầu là phao cứu sinh, rồi lại trở thành vật bán tiền; những nhà làm phim, biên kịch, đạo diễn và sản xuất phim hiện nay hầu hết đều rất thụ động về mặt ý tưởng, ỷ lại vào chất lượng của phm gốc và luôn chỉ chăm chăm vào việc làm sao để thu lợi cho mình mà bỏ qua cả cái tâm khi làm nghề. Mà đã là kiếm tiền rồi, thì nghệ thuật còn để ở đâu?

Trước những sự thay đổi về măt chất lượng trong thời gian gần đây, khán giả cũng đã bắt đầu quay lưng lại với phim Việt một lần nữa, khiến cho những người thực sự có tâm với nghề lại trở nên khó khắn hơn để theo đuổi vì ngoài đó ra, còn có vô vàn những người khác cũng tham gia vào làm diễn viên, đạo diễn và biên kịch nhưng chỉ là để lấy lợi riêng trước mắt mà chẳng nghĩ đến tương lai của điện ảnh Việt Nam. Thiết nghĩ, dù có kiểm duyệt phim đi hay chăng nữa, thì những người làm phim cũng cần dùng một cái tâm để cải thiện chất lượng điện ảnh đối với phim Việt, chứ không phải là cứ làm cho có rồi xong, sợ kiểm duyệt mà không dám vươn lên những giới hạn mới cho bản thân. Rồi còn cả nhà nước cũng nên có sự đầu tư đối với điện ảnh nước nhà, chớ nên coi thường vì đó không chỉ đơn thuần là một thú vui để giải trí, mà đó còn là bộ mặt của bản sắc văn hóa Việt Nam, không thể nào một bộ phim về dân tộc ta lại chỉ có thể kể về sự dậm chân tại chỗ sau 10 năm thương mai hóa của điện ảnh nước nhà được.

Thay vì kêu gọi "giải cứu phim Việt", hãy tự tu sửa lại bản thân, chớ đừng ăn xin lòng thương của khán giả, bởi vì họ cần xem phim hay, chứ không phải để nghe những lời than vãn.


@Nguyễn Minh

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Khi trời mưa

Cái trời mưa ấy, ai mà chẳng ghét. Ấy vậy mà, hôm nay trời lại mưa, lại còn nghe nói có thể có cả mưa nặng hạt nữa chứ. Mà đã là mưa rồi thì điều tốt đẹp gì còn có thể xảy ra?

Thế những, điều còn tốt đẹp hơn cả (đối với tôi) đó lại là trong lúc tôi đang thong thả đi xe đạp thì những hạt mưa đã bắt đầu rơi lấm tấm trên đầu. "Chết tiệt, canh đúng lúc thế nhỉ!" - Tôi mỉa mai thầm trong bụng.

Thế rồi, hai cẳng chân của tôi bắt đầu co giò đạp thục mạng, một phần vì sợ mưa sắp đuổi đến tận gót chân, phần còn lại là do tôi không mang theo cái áo mưa bên mình (xui xẻo thay!).

Trên đường khi đó, xe cộ đã bắt đầu thưa thớt dần đi, thay vào đó là lốm đốm những hạt mưa đã bắt đầu nhuộm đen trên các mặt đường. Nhưng mà tôi mặc kệ hết thảy, tôi cứ chỉ cắm cúi đạp thật nhanh sao cho về nhà sớm nhất có thể là được. Hừ, trời với cả mưa, xấu xí! Xấu xí cả!

Nhưng đột nhiên, vào thời khắc đố, bất giác trong đầu tôi lại lóe lên một suy nghĩ: "Không biết, khi trời mưa thì sẽ... Như thế nào nhỉ?"

... Có lẽ, điều đầu tiên khi trời mưa đó chính là người tôi không ít thì nhiều cũng sẽ ướt như chuột lột.

Khi trời mưa, tôi cũng sẽ chẳng cho gì ngoài đôi mắt để nhìn, đôi chân để đạp cùng với chiếc xe đạp cọc cạch để đi.

Khi trời mưa, tôi lại tự nhủ thầm, chẳng lẽ ông trời đang khóc hay sao mà trời lại mưa to, lại còn làm liên lụy đến cả những người khiến họ phải "dở khóc dở cười" theo nữa chứ?

Khi trời mưa, tôi đạp xe đi có thể với vận tốc lên tới hơn trăm ki-lô-mét trên giờ, vừa đi vừa lái như một tay "lái lụa" chính hiệu vậy!

Khi trời mưa, tôi bắt đầu mệt dần, dù sao thì tôi cũng khát nước lắm chứ, nhưng mà chẳng nhẽ lại phải há mồm ra để hứng mưa axit uống sao?

Khi trời mưa, xe máy, thậm chí là cả xe đạp điện còn vượt nhanh hơn cả tôi. Tôi bắt đầu đuối dần, thật mệt, tôi tự hỏi không biết mình phải cố gắng để làm gì? Dù sao thì đằng nào tôi chẳng ướt cho rồi?

Khi trời mưa, tôi bắt đầu nhớ nhà, giờ đã sắp đến giờ cơm tối rồi, không biết hôm nay mẹ sẽ nấu món gì đây?

Khi trời mưa, bất chợt lòng tôi lại buồn, cứ như một cái của nợ mà mình muốn vứt thế nhưng nó cứ trồi lên, trong suy nghĩ của tôi lại bắt đầu hiện lên những câu chuyện buồn cũng như xấu hổ mà tôi đã và đang phải trải qua, đau đầu quá, thật khó hiểu làm sao!

Khi trời mưa, tôi sợ, sợ bị ướt như chuột lột, sợ lạc, sợ thủng lốp giữa đường, tôi sợ mắt tôi sẽ lòe đi trên những nền đèn xanh đỏ dần hiện lên khi đêm đến, nếu như tôi có mệnh hệ gì... biết đâu?

Khi trời mưa, tôi chẳng nghĩ được cái gì nữa.

Khi trời mưa...

Trời mưa...

Mưa...

Tôi về đến nhà. Vừa đúng lúc mưa tạnh, thì ra trời cũng chỉ mưa bụi một chút, chắc ông trời hết hứng khóc rồi. Đến cuối cùng nỗi sợ trong lòng tôi cũng đã dần kết thúc, dù sao thì tối nay mẹ tôi cũng sẽ nấu món sườn xào chua ngọt, món ăn mà tôi "special" yêu thích, vậy cho nên...

Như cắt ngang dòng suy nghĩ , bất giác tôi quay người ra, ngước đôi mắt nhìn lên bầu trời. Sau cơn mưa, một vòm cầu vồng bảy sắc không hẹn mà đã xuất hiện lung linh trên trời xanh kia. Thế nhưng lần này nó lại khác, màu vàng của ánh hào quang xung quanh nó lại sáng rực lên như lửa, rực rỡ như khi ánh mặt trời chói chang của bình minh mới lên vậy.

Bây giờ thì, tôi lại tự hỏi, chẳng nhẽ... Mưa lại đẹp tới vậy sao?

@Nguyễn My








Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

CUỐI CẤP

CUỐI CẤP
Mười chín Kỷ Hợi đã qua,
Hai mươi nhìn lại sách vở ngổn ngang.
Nào Toán đồ thị nâng cao,
Nào Văn nào Sử Trung - Việt rất thân.
Nào Lý nào Sinh đau đầu,
Menđen Ôm luật rất là "khó ăn".
Nào Hóa khó như đập bàn,
Đập bàn rồi cũng phương trình chẳng ra.
Nào Địa Nào lý Quốc Gia,
Giỏi nhất chỉ ở "1 nhà 2 con".
Nào Đạo nào Đức công dân
Tổ quốc là Đảng Đảng là vì dân.
Nào "Eng" nào "lish" khó nhằn,
Học xong chỉ thuộc được vài "đó there".
Thi xong rồi lại cấp Ba,
Thực hành thì ít, học thuộc mấy trang?
Hỡi ôi Giáo dục Việt Nam,
Sách vở lớp 9 mấy triệu khóc than.
Nhờ thầy mà được học cho, 
Nhờ Đảng, Nhà Nước mới ngày "Gờ-ráp Bai".
4/2020



Birdemic: Dở đến nỗi chúa cũng phải khóc thét

Birdemic: Shock and Terror, bộ phim của vị đạo diễn Việt kiều James Nguyễn ra mắt vào năm 2010 được xem là "kiệt tác điện ảnh" dở ...