Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Phần 1: Điện ảnh Việt Nam – Quảng bá nước nhà hay quảng bá nước ngoài?: Cái mác “Phim Việt” đã được ra đời như thế nào?

Thực ra việc điện ảnh Việt Nam được xã hội hóa và quảng bá rộng rãi ở cả trong nước cũng như ngoài nước vốn đã không còn là một điều xa lạ với chúng ta. Bằng chứng rõ ràng nhất phải kể đến đó chính là bộ phim điện ảnh thương mại đầu tiên của đạo diễn Lê Hoàng, “Gái nhảy” – đã được ra mắt vào năm 2003, ngay sau thời kì khủng hoảng trầm trọng của những bộ phim mì ăn liền thập niên 90 vừa kết thúc.

Tin nhanh - Đọc báo, tin tức online 24h

Về mặt chất lượng, tuy chưa thể nói bộ phim là "hay", là "thuần Việt" nhưng điều đó cũng không thể phủ nhận được 1 sự thật rằng: Chỉ sau 3 ngày công chiếu tại Hồ Chí Minh, bộ phim đã ngay lập tức thu hút được một lượng lớn khán giả xem phim đến rạp và cũng cùng thời điểm đó, phim đã cán mốc kỉ lục 12 tỉ đồng tiền doanh thu sau khi công chiếu kết thúc – một con số có thể nói là rất lớn thời bấy giờ. Cùng với sự thành công của bộ phim đó là vô số những lời khen từ khán giả và các nhà phê bình, cánh báo chí cùng với các diễn viên nhờ từ phim mà “một bước lên sao” như: “Má mì” Anh Vũ, Mỹ Duyên hay Anh Thư, vv...

Vậy là, kể từ sau sự thành công đó, hàng chục các bộ phim và các phần phim ăn theo khác đã được sản xuất ngay trước thềm năm 2010 như: “Nụ hôn thần chết”, “Khi đàn ông có bầu”, “Áo lụa Hà Đông” hay “Chiến dịch trái tim bên phải”,… tất cả những bộ phim đó đều đã được ra đời cùng vô số những giải thưởng danh giá ở cả trong nước và nước ngoài dành cho công sức của các nhà làm phim lúc bấy giờ (đó là còn chưa nói đến chất lượng).

Áo lụa Hà Đông: rất đẹp và mênh mang buồn | Bùi Văn Phú: suy tư và ...

Và rồi điều gì đến cũng sẽ phải đến, trước những lợi ích đem lại to lớn đến như thế, thực sẽ không có một nhà đầu tư thông minh nào mà lại để bỏ không miếng mồi béo bở như vậy. Đồn trước là giun thì đồn sau là rồng! Thế là phong trào “Người người làm phim, nhà nhà làm phim” cũng từ đấy mà ra đời, kèm theo đó là sự bùng nổ của các ông lớn ngoại quốc ồ ạt tiến đến đầu tư vào các rạp chiếu, mở rộng các cụm rạp trên khắp cả nước cùng với thói quen “cuối tuần xem phim” của khán giả đã dần được hình thành và ngay chính lúc này đây, thời kì xã hội hóa, tư nhân hóa của các nhà làm phim đã được khai mạc và bắt đầu, cũng từ đó mà cú hích phim Việt của phim chiếu rạp đã được nhân lên gấp bội so với những thời kỳ trước.

Thế nhưng, số lượng lại tỉ lệ nghịch với chất lượng, từ sau những năm thập niên 2000, chất lượng phim thương mại hóa và tư nhân hóa càng ngày càng sụt giảm và đi xuống, nếu không muốn nói là thậm tệ. Những bộ phim lúc đó như “Hello Cô Ba”, “Nhà có 5 nàng tiên” hay “Bảo mẫu siêu quậy”,… tất cả đều có một điểm chung đó là: Đều có hài nhảm, đều ra mắt vào dịp tết theo tính “thời vụ” và hầu như đều có Hoài Linh. Hầu hết những bộ phim từ năm 2010 – 2017 chỉ đa phần là hài nhảm, hài mang tính thời vụ, ra rạp theo mùa và chiều khán giả bằng những câu thoại mà nghe xong mà cũng không hiểu có phải là thoại hay không, thậm chí còn có những kiểu phim còn không cần kịch bản, làm đến đâu hay đến đấy và chỉ làm khi có Hoài Linh hay Trường Giang, Thái Hòa thì mới chịu!


Nàng men chàng bóng: "Đại họa" phim Việt


Và rồi cũng vì chính cái thái độ làm phim cẩu thả, thiếu nghiêm túc và hời hợt như thế đã dẫn đến một hậu quả tất yếu: Khán giả quay lưng với phim Việt. Mặc cho dù những bộ phim chất lượng khác đã được ra đời như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Em là bà nội của anh” hay “Thần tượng”, … Nhưng một cánh én không thể làm nên mùa xuân, những bộ phim đó đều khó có thể thoát nổi cái “định kiến khán giả” đối với phim Việt thời bấy giờ cũng như là bây giờ.

Vì đã nhắc đến bộ phim “Em là bà nội của anh” được nêu ở trên cũng như theo tên chủ đề của bài viết, vậy nên nếu không nhắc đến phong trào làm phim remake đã nổi lên như cồn trong vòng 5 năm trở lại đây thì sẽ quả là một điều rất thiếu sót đối với tác giả.

Vậy cho nên, chuyện hay hãy còn chờ tiếp, kính mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi phần 2 trong 4 phần bài bình luận của tác giả tôi.

(Còn tiếp…)

@Nguyễn Minh

Phim ảnh Việt Nam 10 năm qua: Có gì đột phá?

Đã hơn 10 năm kể từ ngày phim truyền hình cũng như điện ảnh được thay da đổi thịt, hay nói cách khác đó chính là được “xã hội hóa” theo kiểu mới của nhà nước. Thế nhưng, nếu chỉ cần nói trong vòng 10 năm trở lại đây thôi, liệu nền phim ảnh nước nhà đã thay da đổi thịt những gì? Thay đổi đến đâu và quan trọng nhất đó là: Chất lượng đã thay đổi như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi này, đối với tác giả - tôi không phải là một điều có thể dễ dàng để giải thích. Vậy cho nên bài bình luận này sẽ được chia ra làm bốn phần trên ba lĩnh vực khác nhau của bộ môn nghệ thuật thứ 7 trên để các bạn đọc có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt các ý trong bài bình luận cũng như không khiến tác giả không bị rối trong việc lẫn lộn thông tin và phân ý.

Kính mong các bạn đọc đón xem.

@Nguyễn Minh


Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Nhìn từ nhiều góc độ, bạn không hẳn là đúng nhất

Có hai người nọ sinh sống cùng nhau, đó là bạn và người còn lại, bạn và họ đều có hạnh phúc và có một cuộc sống thật tuyệt vời như bao người khác.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói cho đến khi hạnh phúc của cả hai đều bị đe dọa, và bằng một cách nào đó, may mắn thay, một sự hạnh phúc chỉ đến từ một người, và người còn lại, thì không...
Bằng tất cả sự vui mừng và sự may mắn vô tận, bạn đã nở một nụ cười, nở một nụ cười vui vẻ trước sự đau khổ của người vừa bị đánh cắp đi hạnh phúc của chính mình, thật khốn nạn xiết bao. Sẽ có người nói bạn phải vui mừng là đúng rồi, sẽ có người nói người còn lại phải được an ủi, dịu dàng, có người thì sẽ nhẫn tâm nói rằng người còn lại mới chính là người ngu ngốc nhất khi đánh mất đi hạnh phúc của chính mình, nhưng nhìn từ phía khách quan nhất mà nói, người còn lại đã sai, nhưng không có nghĩa là bạn cũng đúng.
Tiếp theo câu chuyện, khi người còn lại biết bạn nở một nụ cười hạnh phúc trước mặt họ, người còn lại tràn ngập sự ghen tị và đố ki đến cùng cực và bằng suy nghĩ đó, người còn lại đã tấn công và trả thù bạn.
Họ làm bạn với bạn, lấy đi tất cả sự hạnh phúc bạn đang có, và khiến bạn phải tức giận, ghen tị và đố kị cùng cực với người còn lại, điều mà người còn lại muốn bạn phải như vậy, phải đau khổ, như họ vậy...
Bạn thốt lên, TẠI SAO? TẠI SAO BẠN LẠI LÀM THẾ VỚI TÔI? TÔI ĐÃ LÀM GÌ BẠN CHỨ?
Bạn không thể hiểu được suy nghĩ của người còn lại như thế nào, bạn chỉ hiểu có một điều, chỉ vì một lời nói vô tình của bạn, tất cả, tất cả lại vô tình đẩy bạn vào bước đường cùng, chẳng vì lý do gì rõ ràng cả. 
Thật điên rồ! Thật vô nhân tính! Tại sao chỉ vì một điều nhỏ nhoi như vậy mà bạn lại lấy đi hạnh phúc của tôi? 
Bạn không hiểu thế nào là độc ác cả, thực ra người độc ác ở đây không phải chỉ có tôi, khi tôi đau khổ, bạn vô tâm mỉm cười trước mặt tôi, khi bạn đau khổ, bạn lại đay nghiến tôi như kẻ thù vậy. Bạn vẫn chưa hiểu sao? Bạn hóa ra cũng chỉ là một bản ngã của tôi, chỉ là bạn hạnh phúc hơn tôi thôi...
Nói dối! Tôi sẽ không bao giờ là một con người như bạn cả, không bao giờ!
Không phải bạn cũng đang như tôi, như khi tôi đứng trước mặt bạn, lúc tôi đang đau khổ sao?
...
Khi cái chân mình đau, không ai có thể nghĩ đến cái chân đau của người khác, tuy tôi sai, nhưng bạn cũng không hẳn là đúng.
Đứng từ nhiều góc độ mà nói, bạn chưa bao giờ tốt hơn tôi cả, bạn chỉ là một người an phận, giả vờ tốt bụng và sẵn sàng chà đạp lên người khác bằng sự vô tâm của chính mình thôi, bạn không thấy sao?
Có những điều đôi khi bạn không thể hiểu được, những điều mà nó thật sự tinh tế và sâu sắc đến nỗi nó có thể giết chết sự tồn tại của bạn, bất kỳ lúc nào...
Đứng từ góc độ của bạn, người kia sai.
Đứng từ góc độ của người kia, bạn sai.
Đứng từ góc độ của người ngoại cuộc, nhìn thấy ai làm gì sai là sai, ai làm gì đúng là đúng.
Bạn nhận ra rằng, trên đời này chưa bao giờ có đúng sai, chỉ có việc đứng nhìn từ góc độ nào đúng hơn mà thôi.
Có thể người kia sai vì họ đã phá hoại hạnh phúc của bạn một cách vô cớ, nhưng không có nghĩa là bạn đúng khi vô tâm chà đạp lên cảm xúc của người khác như vậy.
Vậy cho nên, đừng bao giờ đánh giá đúng sai chỉ khi nhìn từ một phía, bạn chưa bao giờ đúng, bạn cũng chưa bao giờ sai cả, chỉ là bạn thấy bản ngã của mình từ góc độ nào thì đúng hơn thôi, không liên quan gì.
Nhân sinh quan của mỗi người đều khác nhau, không ai bao giờ đúng, cũng không ai bao giờ sai, chỉ cần bạn suy nghĩ một chút, bạn cũng sẽ hiểu ra rằng điều mà người còn lại đang muốn nói với bạn là gì thôi.
@Nguyễn Minh

Bài tập chương hồi A Type Machine: Hồi 1

Bài tập cho lớp A Type Machine: Triển khai chương hồi cho câu chuyện của ý tưởng ban đầu.

HỒI 1

1 chàng trai Badboy nọ rất ăn chơi trác táng, mỗi ngày cậu đều dẫn 1 cô gái trẻ đẹp về nhà để "chơi", thậm chí cậu còn hút chính thuốc đá luôn ngày không thôi. Vì là con nhà giàu mà bố mẹ lại ở xa nên cậu rất tự do và không phải lo nghĩ gì hết. Cứ nghĩ những ngày tháng như vậy sẽ kéo dài mãi, ngờ đâu vào một ngày đẹp trời nọ, trước cửa nhà cậu lại xuất hiện chình ình một đứa trẻ kèm với đôi lời nói rằng cậu chính là ba của đứa trẻ đó. Không kinh nghiệm, không người giúp đỡ, liệu với một thanh niên trẻ như cậu thì tất nhiên việc chăm sóc một đứa trẻ như vậy sẽ là không nổi. Tất cả những gì cậu có thể làm được chỉ là nếu cậu bé khát sữa thì cho cậu bé uống nước ngọt, khi cậu bé "ủn" thì sẽ cầm đi vứt vào thùng rác và khi cậu bé khóc thì cậu sẽ làm mặt cười cho cậu bé hết khóc. Tuy nhiên, những điều đó đều vô tác dụng với cậu bé khi cậu bé đã nôn ra một bãi hôi rình sau khi cậu cho cậu bé uống nước ngọt cũng như khi cậu bé "ủn" xong vì cậu đã không đi cuốn một cái tã mới cho cậu bé nên cậu bé đã lại "ủn" tiếp ra một bãi nữa ngay cạnh bãi nôn và khi cậu bé khóc vì khuôn mặt của cậu rất ghê với những hình xăm cùng với xỏ khuyên chi chít trên mặt nên đã khiến cậu bé khóc thét lên vì sợ và khiến cho hàng xóm phải sang đập nhà nhắc nhở. Vì không thể chịu đựng được nữa nên cậu đã quyết định sẽ đưa đứa bé này ra trước cửa chùa để có người nuôi dưỡng. Nhưng xui rủi thay, khi cậu đang định đi thì bất ngờ đã bị bà hàng xóm chặn lại hỏi thăm "bố của đứa trẻ" khiến cậu bị xích lại một hồi lâu, thế rồi vì sợ bị hàng xóm và bạn bè dị nghị vì sự vô trách nhiệm của câu cho nên cậu đã quyết định sẽ đem về nhà và nuổi nấng đứa trẻ "từ trên trời rơi xuống" này.

Sẽ còn chỉnh sửa lại vài lần cho đến khi nào thật hoàn chỉnh, sẽ cố gắng!


@Nguyễn Minh

Ý tưởng kịch bản - Bài tập cho lớp A Type Machine

Bài tập cho lớp A Type Machine:

Từ khóa: Badboy + Đứa bé

1 chàng trai Badboy rất ăn chơi trác táng, mỗi ngày cậu đều dẫn 1 cô gái trẻ đẹp về nhà để "chơi", thậm chí cậu còn hút chính thuốc đá luôn ngày không thôi. Vì là con nhà giàu mà bố mẹ lại ở xa nên cậu rất tự do và không phải lo nghĩ gì hết. Cứ nghĩ những ngày tháng như vậy sẽ kéo dài mãi, ngờ đâu vào một ngày đẹp trời nọ, trước cửa nhà cậu lại xuất hiện chình ình một đứa trẻ kèm với đôi lời nói rằng cậu chính là ba của đứa trẻ đó. Không kinh nghiệm, không người giúp đỡ, liệu với một thanh niên trẻ như cậu, cậu sẽ phải làm gì để có thể nuôi nấng, chăm sóc đứa trẻ này?

Không biết có đúng ý đề bài không nhưng ý tưởng nghĩ ra rồi nên... cứ viết thôi. 


@Nguyễn Minh



Tương lai của ai?

10 tuổi: Bố mẹ dặn bạn phải HỌC GIỎI, để sau này có được 1 công việc ỔN ĐỊNH, rồi còn kiếm tiền nuôi thân

14 tuổi: Bố mẹ tiếp tục dặn bạn phải CỐ HỌC THẬT GIỎI, để thi được vào 1 trường CẤP 3 tốt, rồi còn thi ĐẠI HỌC nữa.

18 tuổi: Bạn thi đỗ vào 1 trường ĐẠI HỌC, đúng như tâm nguyện của bố mẹ. Với 1 chuyên ngành cũng khá hot, mà bạn nghĩ là xã hội sẽ cần.

22 tuổi: bạn TỐT NGHIỆP đại học, nhưng chuyên ngành của bạn lại không dễ tìm việc như bạn nghĩ. Mấy năm đầu bạn phải chạy shipper, rồi Grab, Be,...đủ thứ nghề để kiếm sống

26 tuổi: bạn tìm được 1 CÔNG VIỆC, tiền lương không nhiều, nhưng cũng tạm ỔN ĐỊNH. Bạn thường xuyên phải làm muộn đến tận khuya để hoàn thành xong công việc của mình

30 tuổi: bạn KẾT HÔN, cô ấy do 1 người quen giới thiệu cho bố mẹ bạn. Bạn chưa muốn cưới do lương còn chưa đủ nuôi thân, nhưng rồi để chiều lòng bố mẹ, bạn gật đầu đồng ý.

34 tuổi: Sức khỏe bạn ngày càng yếu đi, công việc thì ngày một nhiều hơn, lời hứa thăng tiến lại tiếp tục được lùi vô thời hạn. Cô vợ rỉ tai bạn: "Con trai mình tháng sau lên mẫu giáo lớn, song ngữ 7 triệu/tháng". Bạn nhíu mày, cô ấy to tiếng: "Anh đã như vậy, anh muốn con cũng như anh sao?" Bạn lặng đi, rút điện thoại chuyển khoản cho vợ thêm 3 triệu, tiền ấy bạn tính sẽ tự thưởng cho mình bộ Vest mới, vì mới được tăng thêm 10% lương sau 3 năm cống hiến hết mình.

38 tuổi: Thằng bé vào lớp 1. Cô chủ nhiệm nói: "Năm đầu tiên rất QUAN TRỌNG ! Phụ đạo một tháng khoảng 3 triệu". Bạn lặng đi. Đang tính đi học 1 khóa đầu tư để thoát nghèo, nhưng thôi, thấy người ta bảo đầu tư cho con cái là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất.

42 tuổi: Thế rồi nó cũng sắp lên được cấp hai, thầy chủ nhiệm nói: "Năm ĐẦU TIÊN rất quan trọng", bạn cười: "vâng, em đang tính cho cháu đi học thêm". Dự định năm nay mua 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhưng chắc thôi, lo cho con ăn học trước đã, rồi tính sau.

46 tuổi: Một ngày, khi vừa đi học về, thằng bé chạy đến ôm bạn và nói: "Ba, con muốn học Piano. Ba mua cho con 1 chiếc đàn nha". Câu "Ba làm gì có tiền" những năm tháng gần đây, bạn đã nói quá nhiều, nhưng lần này không hiểu sao KHÔNG NÓI NÊN LỜI.

50 tuổi: Con trai thi được vào 1 trường ĐẠI HỌC cũng không tồi lắm, chắc có lẽ cũng tốt hơn trường bạn ngày xưa. Như vậy là tốt rồi. Lại đúng chuyên ngành của bố. Chắc giờ cũng dễ tìm việc, nhưng mà học phí sao lại cao vậy nhỉ? Không biết còn phải đầu tư cho nó học đến bao giờ.

54 tuổi: Hôm nay con trai bạn TỐT NGHIỆP đại học. Bạn lấy hết cam đảm, xin cấp trên kém hơn bạn 15 tuổi cho phép được nghỉ buổi sáng, tới trường dự lễ tốt nghiệp của con. Rồi còn đi mua cho nó cái XE MÁY nữa..ĐÃ HỨA mấy năm nay rồi, mà ngày nào nó cũng hỏi.

58 tuổi: Bạn đi làm về sau 1 chầu nhậu say khướt với Sếp, chỉ thẳng mặt thằng con: "Mày suốt ngày lông bông, chọn cái nghề tử tế mà làm, dẹp mẹ ba cái thứ ĐAM MÊ VỚ VẨN đi". Ấy thế thôi mà lại thành cãi lộn. Chỉ nhớ mang máng câu cuối nó nói: "Con không muốn sống CUỘC ĐỜI NHƯ BA". Bạn phát hiện ra mình đã già, không đủ lý lẽ để nói lại nó, chỉ biết hét lên: "Tao là thằng bố của mày đấy!" Ấy thế mà nó cũng bỏ nhà đi mấy ngày

62 tuổi: Bạn nghe nói nhà nước chính thức cho tăng tuổi hưu của nam lên 65. Tin vui nhất trong cuộc đời, vậy là được NGỒI KHÔNG hưởng lương thêm 3 năm nữa. Thằng con cũng nói đến chuyện kết hôn. Vậy là lại phải chạy vạy lo cho nó cái đám cưới, để được như CON NHÀ NGƯỜI TA

66 tuổi: Vậy là bạn đã NGHỈ HƯU được gần 1 năm. Bạn 1 mình nhâm nhi chén rượu cùng mấy cái chân gà luộc. Sống bằng đồng lương hưu quả không dễ dàng. Sau từng đó năm đi làm, thu nhập cũng có tăng, mà sao kiếm được đồng nào, là hết đồng đó. Hơn 40 năm làm việc cật lực, chỉ để dành tiết kiệm được có vài chục triệu. Không hiểu sao nước mắt bất chợt ứa ra, chắc là do rượu cay quá, chứ gần THẤT THẬP CỔ LAI HY rồi, ai lại khóc như đứa trẻ vậy?

70 tuổi: Cả nhà làm lễ MỪNG THỌ cho bạn. Thằng con tặng bạn 1 chuyến du lịch Phú Quốc, vì cả cuộc đời vất vả, CHƯA CÓ DỊP đi nhiều. Nửa kia bên bạn cũng đã 40 năm cuộc đời; cãi vã, bất đồng cũng nhiều, mà có vẻ như cũng lâu rồi chưa được đi đâu. Lần này có lẽ cũng là cơ hội để cả hai HÂM NÓNG tình cảm. Chuẩn bị cả tháng trời, khi chỉ còn vài ngày nữa là lên đường, thì hỡi ôi, Covid khiến hãng bay hủy chuyến vô thời hạn

74 tuổi: Năm Covid thứ 4, thế giới hiện giờ chỉ còn 1 nửa. Covid thực sự đã mang đến 1 KẾT QUẢ VÔ CÙNG TỒI TỆ mà năm đó loài người không bao giờ có thể mường tượng ra. Mọi người gọi nó là cái búng tay của Thanos. Giờ mọi thứ đã trở nên bình thường, thiên nhiên đã dần phục hồi trở lại, không khí đã trở nên trong lành hơn rất nhiều, biển đã xanh lại như xưa. Bạn quyết định sẽ cùng người vợ đã gắn bó và hy sinh cả cuộc đời cho gia đình, sẽ đi chơi một chuyến. Thế nhưng cây gậy trong tay chỉ có thể giúp bạn đi từ trong nhà ra đầu ngõ mua thuốc rồi quay về.

78 tuổi: Bạn nằm trên giường bệnh, tỉnh lại sau cơn mê, xung quanh là toàn bộ người thân bạn bè, đồng nghiệp..vợ và con bạn bắt đầu khóc...Bạn nhận ra...bạn đang ở rất gần NGƯỠNG CỬA TỬ THẦN..Bạn muốn để lại chút tài sản cho con cháu, nhưng chợt nhớ ra, mình cũng đã bán sạch để chữa bệnh mấy năm qua. Đột nhiên bạn tự hỏi: Mình thực sự đã CHẾT từ khi nào? Bạn nhớ lại khoảnh khắc Khi bạn nhận tấm bằng TỐT NGHIỆP đại học. Rồi bạn tự hỏi, mình có thực sự đã 1 lần nào đó DÁM SỐNG cho BẢN THÂN mình???
Câu hỏi dường như quá khó để trả lời. Bạn nhắm mắt và lại 1 lần nữa, như hàng trăm lần trước đó...

(Nguồn: sưu tầm)


Đây là một trang blog và
























Đm thằng Lý Cường.

Không tiêu đề...

Đôi khi chúng ta cũng nên học cách tha thứ, tha thứ những gì người đó đã làm với ta, tha thứ với những gì xã hội này đã gây ra với ta, tuy khó khăn nhưng khi chúng ta tha thứ được mọi chuyện thì lòng sẽ bớt sự hận thù, ghen ghét còn hơn là việc mỗi ngày bạn ra đường, bạn phải đối diện với xã hội với một ý nghĩ trả thù một cách mệt mỏi và đau đớn, kể cả khi bạn đã trả thù được họ thành công thì liệu lòng bạn có nguôi không? Vậy nên, đừng vì lòng mà mất đi tâm, cái não bạn có tốt hay không còn nằm ở việc bạn có biết kiểm soát cảm xúc của mình không và đôi khi, sống tốt lại là một cách trả thù tốt nhất.

Chiếc ví và điều cần phải nghĩ

Có một cô gái muốn mua một chiếc ví màu vàng rất đẹp, nhưng lại có một người bạn với với cô rằng cái ví này không đẹp bằng cái ví màu cam kia, thế rồi hai người bắt đầu tranh cãi xem cái ví nào đẹp hơn, tranh cãi với nhau to đến mức nghỉ chơi với nha chỉ vì một chiếc ví
Vậy bài học rút ra ở đây là gì? Đó là quan điểm của người khác dù đúng hay sai, hãy cứ im lặng, đừng tranh cãi! Vì sao? Trong cuộc đời này có rất nhiều trường hợp bạn thích cái này nhưng họ lại thích cái kia hơn và chê bạn, vậy thử hỏi, nếu người đó ghen tị với bạn hay đơn giản chỉ là đóng góp ý kiến và vốn vấn đề đó chẳng to tát, cũng chẳng hưởng gì tới cuộc sống của bạn thì tại sao bạn phải tranh cãi với họ xem ai sai ai đúng, nếu chúng ta làm thế, chẳng phải chúng ta là kẻ sân si hay sao? Vả lại, bạn có thể chiến thắng trong cuộc tranh cãi đó, nhưng liệu họ có phục bạn không, hay chỉ coi bạn là kẻ hiếu thắng, thậm chí còn phá hỏng cả một mối quan hệ bạn bè nữa.
Vậy nên "quan niệm khác biệt, đừng cố tranh cãi"

4 kiểu tranh cãi giúp bạn luôn chiến thắng - Thần Tài

Đối phó và giáo dục; Ai sai ai đúng?

Có một người bạn của tôi luôn than thở rằng cô giáo của người bạn đó là một cô giáo thiên vị, đối với những bạn con nhà giàu nhưng học giốt, cô luôn ra tay giúp đỡ, còn đối với những học sinh bình thường khác thì cô chỉ dạy qua loa cho xong, mặc dù bố mẹ cậu ta đã phải trả hàng chục triệu cho một tháng học. Cậu ta tuy rất muốn nghỉ học nhưng bố mẹ lại không đồng ý, buộc cậu phải học ở đây đến hết năm học. Cho nên, từ đó cậu hòa vào với các bạn học sinh khác, luôn tìm cách đối phó với cô, mới hôm nay thôi, cậu ấy nói cậu ấy đã cướp sách giải bài tập để chép đáp án vào BTVN của cô. Thực tình lúc đó tôi cũng nghĩ cậu ấy làm vậy là đúng, nhưng rồi khi cậu ta bắt đầu kể về một bạn học sinh giốt con nhà giàu trong lớp học thêm của cô đứng đầu lớp vì cô được ba mẹ nó hối lộ thì tôi lại bắt đầu thấy không đúng
Thứ 1 : Chi trả 10 triệu cho 1 tháng học ở đây thì không phải là nhà giàu sao, chẳng lẽ bạn ý đi học chùa?
Thứ 2 : Đối với những bạn học giốt đấy, tất nhiên là cô phải giúp đỡ một cách tận tình rồi, đâu phải đến cả học sinh giỏi như bạn ấy mà cô còn phải giúp
Thứ 3 : Nếu thực sự cô có thái độ như thế, thì tại sao bố mẹ bạn ấy không phát hiện được mà đến lượt bạn ấy?
Sau khi xem xét kĩ lại, tôi bất chợt phát hiện ra một khái niệm của con người hiện nay : giả dụ có một cô nhân viên nọ rất bất bình khi phải làm một công việc nặng nhọc và công việc ấy có giá trị 10 triệu nhưng tiền được trả chỉ có 5 triệu, cô ấy nói : tại sao tôi phải làm một công việc 10 triệu khi mà tôi chỉ được trả 5 triệu? Thế là cô ấy bắt đầu làm biếng, tìm mọi cách để trốn tránh công việc mà vẫn được hưởng 5 triệu. Cô ấy có vẻ rất lời nhưng không, trong khi cô ấy cố trốn tránh công việc thì lương của cô ấy vẫn thế trong khi những người khác họ đã thăng cấp lên thành trưởng phòng hưởng lương 100 triệu, vậy chẳng phải cô ấy rất lỗ sao? Nếu cô ấy chịu làm việc thì chức trưởng phòng trăm triệu cũng sẽ thuộc về cô ấy, cũng như bạn tôi vậy, cậu ta vốn là một học sinh giỏi, được 100 điểm đối với cậu ấy cũng rất dễ dàng, nhưng việc cậu ta ghen tị với những học sinh giốt con nhà giàu đó thì cậu đã thấy không công bằng, từ đó cậu ta luôn tìm cách đối phó với cô để không thấy bất công bằng nữa, nhừn thực sự cậu ta đã nhầm : Trong khi cậu ta vẫn đang tìm cách đối phó với cô thì những bạn học sinh giốt kia đã học giỏi hơn, và tích lũy nhiều kiến thức hơn cho họ còn cậu ta vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, chê bai những người đã từng học giốt hơn cậu ta
Vậy nên tôi đã hỏi cậu ấy : Chẳng lẽ cô có thể cho tất cả các bạn đó được điểm 10 hay sao? Tại sao cậu không thử cố gắng một lần, nếu cậu chỉ luôn tìm cách đối phó với cô thì cậu vẫn giốt thế thôi, còn nếu cậu vào đây với mục đích tích lũy kiến thức thì tại sao phải làm những trò hèn hạ đó?
Đúng vậy, việc chúng ta học hay làm việc là để tích lũy kiến thức, chứ không phải tự dưng người ta dâng tiền cho bạn để bạn chẳng làm gì cả, nếu chúng ta tích lũy được hết mọi thứ ở công việc đó, thì cho dù đãi ngộ tệ đến mức nào thì khi bỏ việc bạn vẫn có thể tìm được một công việc tốt hơn với những kiến thức đó
Mọi người chúng ta đều có suy nghĩ rằng tại sao tôi phải làm cho anh trong khi tôi chẳng nhận được thứ gì cả! Nếu thế thì anh cũng sẽ không có được chất lượng công việc tốt với tôi thôi, thiết nghĩ nếu chúng ta không biết nhìn xa trông rộng, chỉ biết lợi ích cho hiện tại mà không biết tích lũy cho lợi ích lâu dài thì chúng ta vẫn sẽ mãi đứng đó, đứng sau lưng người khác mà thôi.

Những năm đầu đời quan trọng như thế nào?

Mới đây thôi, cậu bạn của tôi đã quyết định việc chỉnh đốn lại cách ăn nói và cư xử của mình, tôi thấy tuy là hơi muộn nhưng cũng rất vui vì dù sao cũng đã tình ngộ
Tạm gọi người đó là B - B là một cậu bạn rất hào sảng và nhiệt tình, tôi và B đã từng chơi với nhau từ hồi cấp 1 tới giờ nên cũng có thể nói là thân. Duy chỉ có 1 điều mà tôi không thích ở cậu ấy, đó là cách hành xử và ăn nói
Còn nhớ hồi tôi mới vào cấp 2, B đã nhiệt tình xung phong lên giới thiệu bản thân với cả lớp bằng một giọng hết sức là chói tai, lời nói của B thậm chí còn hơi thô lỗ nữa, làm cho một lúc sau các thầy cô bên lớp khác hỏi ở lớp có đánh nhau à? Sau khi giới thiệu xong, thậm chí B còn gọi giật tôi lên và quàng vai bá cổ tôi, nói với tôi rằng "Đây là anh em của tớ đó, người này tuy hiền lành thế thôi chứ hổ báo lắm đó!". Khi đó ai cũng nhìn tôi như thế tôi đang bị B dìm hàng công khai vậy. Tôi ngượng đến tái mặt, đầu cúi gằm xuống bàn suốt cả buổi hôm đó vì quá ngượng. Thực ra lúc đó tôi đã có ý nghĩ nghỉ chơi với B nhưng nghĩ lại thì B cũng rất tốt bụng và biết giữ lời hứa, tôi nhờ gì B cũng cố gắng giúp đến cùng, nên tôi đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", tự ngẫm tưởng rằng giá như cậu bạn B của tôi khéo ăn nói hơn một chút thì sẽ tốt bao nhiêu!
Sau đó dần dần tôi cũng có những người bạn mới, và B cũng vậy, nhưng cách đây mấy tháng B có nói với tôi B đã nghỉ chơi với mấy bạn đó rồi, tôi hỏi tại sao, B liền bực tức nói : Mấy đứa đó toàn mấy đứa adua, nịnh hót, đến lúc tớ mới nói có vài câu thì bọn nó đã nghỉ chơi rồi, cái bọn khốn nạn đó cậu còn nhắc lại làm gì nữa cho mệt! Thực ra không phải tôi không biết, những ngườu bạn của B cũng rất tốt bụng, hiền lành và học giỏi như B vậy. Nhưng tôi nghĩ mấu chốt vấn đề ở đây lại nằm ở cách ăn nói của B, nhiều lần thậm chí khi nghe B nói, tôi còn tưởng B đang hét vào mặt tôi vậy. Tôi đã cố giải thích rất nhiều lần với B rằng nên tạo ấn tượng tốt với người khác ngày từ đầu nếu không sẽ bị coi là một người xấu và dần dần mọi người sẽ xa lánh cậu ấy. Thậm chí lúc đó B còn nói với tôi bằng giọng khinh bỉ : "Ấn tượng? Còn lâu, tớ là tớ nên tớ có quyền hành xử như tớ muốn, còn nếu họ không thích tớ thì vấn đề là ở bọn họ, không phải tớ!"
Và đúng như tôi dự đoán, vấn đề của B đã dần hiện ra : Sau 1 năm học đầu tiên, mọi người đều coi B là một kẻ bắt nạt, mọi việc từ việc học, đi chơi hay tham quan đều chẳng có ai dám rủ B đi cũng vì B quá thô lỗ và cộc cằn, toàn làm mất lòng người khác mặc dù cậu ta không hề như vậy, giờ tôi thấy B như một kẻ bị cô lập trong lớp vậy, thật đáng thương

Qua đó, chúng ta thấy được rằng để được mọi người có ấn tượng tốt về bạn thì trước hết bạn phải tạo ấn tượng thật tốt đối với họ ngay từ lần gặp đầu tiên đã. 1 năm đã là quá đủ để chúng ta định hình được tính cách của chính mình trong xã hội và dần đi vào quỹ đạo với mọi người, cũng như B vậy, trong 1 năm đầu, cậu ta luôn tạo ác cảm và ấn tượng xấu về B mặc dù B không hề như vậy. Giá như lúc đó B cố gắng chình sửa lại hành vi của mình thì mọi chuyện đã không đến mức này.
Có một số người sẽ nói rằng, việc tạo ấn tượng tốt với người khác thực ra chỉ là sự giả tạo lúc đầu vì thực sự những người đó không như thế thì sao? Chẳng lẽ lừa dối người khác là tốt ư? Thật ra là không, tạo ấn tượng tốt ở đây không có nghĩa là bạn phải giả tạo, mà cái ấn tượng ở đây là ấn tượng về cá tính, phong cách và tư tưởng của chính mình, vì chính những ấn tượng đó đều tạo nên con người mình và sẽ là nền tảng cho cuộc sống tương lai của bạn. Còn về những tính xấu của bạn, tôi không bảo là chúng phải giấu những cái xấu đó đi, mà chúng ta phải chỉnh sửa lại những tính xấu đó của mình, vì khi bước vào một môi trường mới, để hòa hợp với họ, chúng ta buộc phải có tinh thần trách nhiệm và sự chín chắn mà những điều ở đây đều là tốt cho ta về mặt lâu dài
Mong rằng mỗi chúng ta đều hiểu thế nào để tạo được ấn tượng tốt với mọi người, tránh việc quá thô lỗ hay quá giả tạo, chỉ cần là chính mình thì bạn cũng sẽ đều được mọi người yêu quý.


@Nguyễn Minh

Về Nhà Đi Con: Đáng để suy ngẫm

Sau khi xem xong phim "Về nhà đi con" tập hôm nay xong làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Đứa con của bà Hạnh - là người con bất hiếu, ngổ ngáo, lừa lọc và xảo trá, cậu ta sẵn sàng lừa dối mẹ mình đến chết đi sống lại chỉ để bán được cái sổ đỏ trị giá 4 tỷ và việc hắn ta sẽ làm tiếp theo là nướng hết vào cờ bạc. Đây thậm chí là một ví dụ điển hình của rất nhiều gia đình hiện nay. Nếu có xét đi thì cũng phải xét lại, tại sao người con đó lại bất hiếu, lại đam mê, nghiện ngập cờ bạc tới vậy, tới cả mức phải lừa cả mẹ mình để có tiền chơi bạc. Tôi nghĩ là nhiều người sẽ thấy người mẹ ở đây rất đáng thương, nhưng tôi thì tôi lại thấy đáng trách vô cùng. Vì sao? Vì trong những tập trước, người con luôn luôn vòi tiền mẹ, thậm chí cướp đồ trong nhà để bán đi lấy tiền chơi bạc, nhưng người mẹ thậm chí quá buông thả, cùng lắm là chỉ mắng tát con vài câu mà cũng chẳng làm được gì, bất lực với đứa con của mình. Thực ra, tôi thừa biết, cậu con trai nếu không có người mẹ giúp thì cũng chẳng chết được, vậy mấu chốt vấn đề ở đây là nằm ở cách nuôi dạy con của người mẹ Bà Hạnh mà chúng ta biết trong phim là một người rất hiền lành và chất phát, và đó cũng là lý do khi mà cậu con trai luôn chỉ đòi hỏi thì người mẹ cũng chỉ biết cho mà không biết dạy con rằng, sự cho đi cũng phải có sự nhận lại, từ đó việc cậu ta vòi tiền mẹ 1, 2 ba lần một ngày cũng là quá thường, nhưng chỉ cần khi người mẹ không cho mượn tiền, thì cậu ta liền biến thành một kẻ ăn cháo đá bát, sẵn sàng chà đạp mẹ chỉ để có tiền Trong xã hội thường có một khái niệm như thế này : Khi con của mình gặp khó khăn, người mẹ sẽ vui vẻ giúp đỡ, kể cả đến lầm thứ 2, 3 người mẹ vẫn cố gắng xoay sở để giúp đỡ con, không đòi lại, cũng không nhắc nhở người con đó, hoặc kể cả khi có nhắc nhở, thì việc đòi hỏi từ con cái cũng đã thành một thói quen, họ cũng không hề biết rằng những vấn đề nhỏ lại tích tụ lại thành một vấn đề lớn, và như một quả bom nổ chậm vậy, chỉ cần làm nó phồng nên là mọi thứ cũng sẽ trở nên tan hoang, cũng như vậy, mọi người lại đổ dồn ánh mắt về phía người cha người mẹ đó, những người hiền lành và chất phác kia, thông cảm và cùng chia sẻ với họ trong khi mắng chửi đứa con trai kia là đồ ăn cháo đá bát, thậm chí có người còn cảm khái "thương thay tấm lòng cha mẹ", nhưng cái thực sự ở đây là sự dung túng và nhu nhược của những bậc cha me đã tạo nên những kẻ ăn cháo đá bát đó mà họ không hề hay biết Sự lương thiện ở trường hợp nào cũng không hề xấu, nhưng chỉ khi không đúng thời điểm và cũng không đúng cách thì sẽ là một sự độc ác kinh khủng nhất được hình thành dưới vỏ bọc lương thiện. Cũng như người mẹ trong phim vậy, bà ấy luôn luôn tha thứ và dung túng cho những tội lỗi mà cậu con trai đã gây ra, chỉ cho đến khi người mẹ hoàn toàn bất lực thì cũng là lúc đứa con đó đã cướp hết mọi thứ từ tay bà ấy mà ấy cũng không biết rằng, chính sự bao dung và lương thiện của mình đã hại chết chính mình. Sự lương thiện bất nguyên tắc chính là cái ác to lớn nhất thế gian, nó nguy hại ở chỗ làm xáo trộn khả năng phán đoán của chúng ta, thậm chí còn làm mất đi lí trí. Từng có một đám buôn người bị bắt, nhưng vẫn có người thương hại chúng : "Cũng vì miếng cơm manh áo cả thôi!" Thế gian này luôn có vô vàn người lương thiện nhưng lại thiếu người lí trí và giỏi kiềm chế, khi sự lương thiện được cho đi một cách mù quáng và thiếu lí trí thì nó sẽ trở thành cái ác độc địa nhất, vì nó mượn danh sự lương thiện để tạo ra vô số kẻ thủ ác Thiết nghĩ nếu mỗi chúng ta tự hiểu cách để cho đi sự lương thiện một cách không mù quáng hay không tự biến mình thành một kẻ ăn cháo đá bát thì mỗi chúng đều sẽ đều được nhận lại yêu thương bởi : "Không phải nhận lại mới cho đi, mà bạn phải biết cho đi thì mới được nhận lại"

Xem trọn bộ Về nhà đi con Full HD | VTV Giải Trí | VTV Online


Đừng bắt em phải quên: Xem mà muốn quên luôn!

Đó giờ định lên kế hoạch review toàn bộ cái phim Đừng bắt em phải quên mà lười quá nên cuối cùng cũng quên luôn! (Hì ^^). Hôm nay vừa mới xem cái phim này xong, tất cả những gì có thể nói chỉ là: NHẠT! Vì sao nhạt? Diễn xuất dở, đạo diễn dở, biên kịch dở, biên tập quay phim cũng... dở? Phân đoạn cần cao trào thì cắt cảnh luôn chuyển sang cảnh khác? Nhạc lồng không hợp với hiệu ứng cảm xúc phim? Rồi tình tiết, hệ thống tuyến nhân vật, phân vai cũng chả ra đâu vào đâu?? Ví dụ đơn giản thôi: Chình ình một thằng chủ nợ và một con nợ đang cố tình phá hoại công ty Luân? (Là công ty chuyên về gì thì thấy không có nói) Rồi Dũng lộ mặt kiểu gì mà như đúng rồi vậy? Không một dấu hiệu, cảm xúc hay thậm chí là tình tiết nào để khán giả biết luôn?? Hay tệ nhất là cái mối tình của thầy trò với các câu nói của thầy Thanh Sơn sến súa đến nỗi đi vào lòng đất và cái nụ cười thì nhìn như mếu, khóc thì như cười toe toét của Quỳnh Kool?? Nói gì thì nói chứ tập dở nhất phải là tập cuối! Pháp lý kiểu quần què gì mà Luân vừa vào lại ra tù luôn, pháp lý kiểu quái gở gì mà quả báo cho tiểu tam phá hoại gia đình Luân lại chỉ là lên xe và... hết? Sự vô lý và phi logic cùng với những nhân vật nhấn nhá thoại đến từng câu từng chữ xuyên suốt 30 tập phim cứ như là muốn đấm vào mặt khán giả vậy! Xem mà ức chế vô cùng! Quá vô cùng! Phim Đài Loan mấy trăm tập bắt chước theo thì chẳng ăn ai, giờ lại thêm cả cái mục sân khấu vào nữa thì phim là thể loại phim gì bây giờ?...

@Nguyễn Minh

Đừng bắt em phải quên" bị khán giả chê nhạt, là phim tệ nhất của ...

Birdemic: Dở đến nỗi chúa cũng phải khóc thét

Birdemic: Shock and Terror, bộ phim của vị đạo diễn Việt kiều James Nguyễn ra mắt vào năm 2010 được xem là "kiệt tác điện ảnh" dở ...